Mô hình chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học một hướng đi hiệu quả tại xã Lại Xuân huyện Thủy Nguyên

16:08:26 23/08/2021 Lượt xem 1754 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

      Xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, là xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp trồng lúa và chăn nuôi là chủ yếu. Tổng số trại nuôi của Xã Lại Xuân 42 trang trại (02 trại lợn và 40 trại gà); Trong đó có 25 trại kín; 17 trại nuôi hở, quy mô trang trại nuôi từ 3.000 - 10.000 con/trại, tuy nhiên phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn sinh học đang là hướng đi đúng đắn không chỉ góp phần khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, mà còn giúp người chăn nuôi chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, áp dụng khoa học - kỹ thuật, hạn chế ô nhiễm môi trường.

      Với mục tiêu là cung cấp sản phẩm thịt gà sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe người dân, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế gia đình và đẩy mạnh phong trào chăn nuôi gà an toàn sinh học quy mô trang trại. Năm 2021, Trạm Khuyến nông Thủy Nguyên đã tư vấn, tuyên truyền, vân động hộ chăn nuôi "Chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học” với quy mô 40.000 con gà (gà Lai chọi và gà trắng siêu thịt) tại 14 hộ nông dân ở thôn Phi Liệt, xã Lại Xuân.

Nuôi Gà lai chọi mang lại hiệu quả kinh tế cao ở thôn Phi Liệt - Lại Xuân, Thủy Nguyên

       Điển hình mô hình tại hộ Nguyễn Văn Phúc với quy mô 22.000 con, nguồn giống do Công ty Giống gia cầm Tân Viên, tỉnh Hòa Bình cung cấp, anh Phúc cho biết: “Trước khi thả giống, anh và các chủ hộ khác đã được Trạm Khuyến nông Thủy Nguyên, cùng chính quyền địa phương cho tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật cũng theo dõi rất kỹ việc tu sửa chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, sát khuẩn toàn bộ cơ sở trước khi nhận giống 7 ngày.”

       Ông Ngô Quốc Bằng, chủ mô hình nuôi cho biết thêm: Gà nuôi theo an toàn sinh học có nhiều quy định nghiêm ngặt hơn so với nuôi gà truyền thống, đại trà. Từ cách chọn giống, chăm sóc, tiêm phòng qua từng giai đoạn phải tuân thủ quy trình kỹ thuật chăn nuôi. Sử dụng chế phẩm vi sinh Balasa N01 để làm đệm lót sinh học đã làm tiêu hết phân do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt, không ô nhiễm. Gà nuôi phát triển tốt, sức đề kháng cao, ít bị bệnh. Đến nay, sau hơn 3 tháng thả nuôi, gà lai chọi đạt trọng lượng trung bình 1,8 kg/con, đã có thể xuất bán với giá bán thị trường khoảng 55.000đ/kg, dự kiến sau khi trừ tất cả các chi phí lãi khoảng hơn 90 triệu đồng/lứa.

       Với việc triển khai mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học đã giúp các hộ nông dân tiếp cận được việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Từ đó, chuyển dịch về cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa chủng loại vật nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường, nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm bệnh. Với việc áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới, gà phát triển tốt, tỷ lệ sống hơn 97%, ít bệnh, sau 3 tháng đã có thể xuất bán. Nuôi gà trên nền đệm lót hạn chế nhiều loại dịch bệnh, chi phí đầu tư giảm rất nhiều so với phương pháp nuôi truyền thống. Đặc biệt, hạn chế mùi hôi và khí độc trong chuồng nuôi, dẫn đến không bị ô nhiễm ra ngoài môi trường.

      Hy vọng đây là hướng đi mới, có hiệu quả không những có thể áp dụng cho một số vùng chăn nuôi tập trung mà có thể áp dụng rộng rãi cho người chăn nuôi toàn huyện trong điều kiện dịch bệnh ngày càng phức tạp và nguy hiểm như hiện nay.

Nguyễn Hương Giang - Phòng Đào tạo và TTTT

hoạt động khuyến nông Khác:

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 2253
  • Hôm qua: 4656
  • Tuần này: 23134
  • Tuần trước: 29296
  • Tháng này: 261844
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2829905
0225.3541.398 
messenger icon