1. Điều kiện và phạm vi áp dụng
1.1. Thiết kế khu vực bè nuôi:
Bảng 1: Yêu cầu kỹ thuật vị trí đặt bè nuôi cá
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1 - Địa điểm |
- Nằm trong vùng quy hoạch nuôi cá lồng bè của Tỉnh hoặc địa phương. Không ảnh hưởng đến hoạt động giao thông thủy. - Các eo vịnh, nước sạch, không bị nhiểm bẩn do chất thải, không gần vùng cửa sông, ít sinh vật địch hại (Sun, Hà), hạn chế được tác động sóng, gió trong mưa bão. |
2 - Độ mặn |
24 - 34 0/00 |
3 - pH nước |
7,5 - 8,5 |
4 - Thuỷ triều |
Biên độ từ 0,5 - 3m |
5 - Chất đáy |
Đáy cát, cát bùn, cát pha xác san hô. |
6 - Độ sâu đáy |
> 3 m |
7 - Độ trong |
> 40 cm |
8 - Oxy hoà tan |
> 4 mg/l |
1.2. Mùa vụ và thời gian nuôi:
1.2.1. Mùa vụ nuôi:
- Thời điểm thả cá giống phải phù hợp với mùa vụ con giống và thời tiết khí hậu. Mùa vụ thả cá song thường từ tháng 4 – 6 ở miền Bắc nói chung và Quảng Ninh nói riêng.
1.2.2. Thời gian nuôi:
Thời gian nuôi để thu hoạch phụ thuộc vào kích thước và giá cả thị trường. Kích thước cá song khác nhau có giá trị và nhu cầu tiêu thụ khác nhau. Hiện nay, trên thị trường cá song có kích cỡ 1- 1,5 kg/con sau thời gian nuôi từ 10- 12 tháng.
2. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi:
2.1. Chuẩn bị lồng bè nuôi:
Thông thường người ta ghép nhiều lồng thành một bè để nuôi cá, cách thiết kế 01 bè nuôi với 4 ô lồng lưới tiến hành như sau:
2.1.1. Bè nổi:
a. Kích thước:
Bè 4 ô lồng (6m x 6m hoặc 8m x 8m). Mỗi ô lồng có kích thước 3m x 3m; hoặc 4m x 4m.
b) Khung bè:
* Vật liệu: Gỗ nhóm II. Nên dùng các loại gỗ có khả năng chịu nước: táu, bạch đàn…Kích thước: 0,08m x 0,15m x 6,2m; Bulon j 200, số lượng: 44 cái.
* Cách ghép: Đặt 6 thanh gỗ thành 3 cặp theo chiều ngang, khoảng cách giữa hai thanh gỗ theo từng cặp là 20 - 25 cm, khoảng cách giữa các cặp là 3 – 4 m; Sau đặt 3 cặp theo chiều dọc tương tự, dùng khoan F 16 khoan các lỗ bulon đồng thời đánh số thứ tự từng cặp và từng vị trí để dễ dàng cho việc ráp bè.
c)Thiết kế chuồng lưới:
- Vật liệu để làm chuồng lưới tốt nhất là loại lưới Polyetylen dệt không gút, mắt lưới 2a: 0,5- 8cm (tuỳ kích cỡ cá nuôi) và khổ lưới 3 -3,5m.
- Khung đáy chuồng lưới: Người ta có thể dùng các cục bê tông đúc sẵn, chì hoặc đá nặng 2-3 kg buộc vào các góc lồng để kéo chìm và cố định đáy lồng hoặc dùng ống nước F 15/21 mạ kẽm làm khung đáy chuồng lưới.
Khung đáy lồng có thể gia công theo 2 cách:
+ Cắt ống kẽm F 15/21 thành 4 đoạn bằng nhau (tuỳ theo kích thước lồng chọn trước), lấy chiều dài mỗi đoạn dài bằng chiều dài 01 cạnh đáy chuồng lưới, tiến hành tarô ren ở cả hai đầu; dùng 4 cút vuông để ráp thành khung.
+ Dùng ống kẽm F 15/21 có chiều dài bằng tổng các cạnh đáy uốn thành khung hình vuông, mối nối hai đầu được hàn chắc.
d. Ráp lưới:
Dùng khổ lưới làm chiều cao của lồng; chiều rộng lấy theo chiều dài kéo căng của miệng trên khung gỗ có cạnh là 3 - 4m, như vậy chu vi của lồng lưới là 3 x 4 = 12m hoặc 3 x 3 = 9m. Dùng tấm lưới đã cắt, quây lại theo chiều dài khổ lưới, sau đó sơn ghép lưới theo phương pháp gút chân ếch.
Ráp riềng trên của lưới: Đối với khung bè là 4m x 4m cần dùng đoạn dây có chiều dài 16m + 0,5m; khung bè là 3 m x 3 m dây dài 12m + 0,5m (tạo khuyết ở 4 góc lồng), mỗi khuyết buộc 01 sợi dây dài 1-1,5m để cột lưới vào khung gỗ.
Ráp khung đáy vào lưới: Cứ mỗi mắt lưới của khung đáy ghép với một mắt lưới ở thân lồng theo hình thức sơn quấn cỡ 5-8cm thì thắt một gút chết. Buộc 4 sợi dây (dài 4-5m) ở 4 góc lưới để thu lồng lưới hoặc điều chỉnh độ cao khi cần thiết.
e. Ráp phao vào khung bè:
Phao là các thùng phi nhựa (dung tích 200-220 lít) hoặc xốp có chiều dài 0,95m, đường kính 0,57m bố trí phao vào bè được trình bầy trên hình vẽ.
f. Cố định bè:
Dùng neo sắt (50 - 60 kg/cái) để cố định bè, mỗi neo được ráp với một đoạn dây F 24 chiều dài 20 - 25m (ở độ sâu 7m). Tại khu vực nước sâu, thường có sóng, gió lớn dây neo cần phải dài hơn.
2.1.2. Lồng cố định:
Cấu tạo đơn giản, rẻ tiền. Dùng lưới đã sơn ghép thành hình chữ nhật buộc vào các cây gỗ cắm cố định ở vùng ven bờ. Số lượng cây gỗ phụ thuộc chiều dài của lồng nuôi. Kích thước mắt lưới tuỳ vào cỡ cá, để đảm bảo an toàn khi sóng to, gió lớn cần dùng thêm neo để cố định.
Lồng được đặt ở những vùng nước có độ sâu thấp nhất khi triều kiệt là > 3m. Thông thường phải làm thêm một lồng phụ để chuyển cá khi làm vệ sinh.
Sơ đồ tóm tắt quy trình nuôi:
2.2. Chọn và thả giống:
2.2.1. Chọn cá giống:
- Thân hình thuân dài, cân đối. Màu sắc xanh lục tươi sáng, cơ thể giai đoạn cá giống có nhiều chấm màu sẫm trên lưng và lườn cá.
- Cá giống đồng đều về kích thước, hơn kém nhau không quá 2cm.
- Không dị hình dị tật. Không bị sây sát và không có dấu hiệu bệnh lý.
- Cá khỏe mạnh bơi quấn theo đàn trong bể, lồng lưu giữ giống.
- Kích thước 10 - 12cm (đối với cỡ giống nhỏ), 15 – 20cm (đối với cỡ giống lớn).
- Hình thức vận chuyển phổ biến hiện nay là vận chuyển kín bằng bao nilon chứa Oxy và vận chuyển hở bằng văng thông thủy hay thùng vận chuyển chuyên dụng.
2.2.2. Thả cá giống:
- Mật độ nuôi và kích cỡ mắt lưới yêu cầu theo bảng sau:
Bảng 2: Mật độ, kích thước mắt lưới đối với từng cỡ cá nuôi
Chiều dài cá |
Mật độ (con/m3) |
Cỡ mắt lưới |
10 – 15 cm |
40 - 50 |
2a = 15mm |
15 - 30cm |
10 - 15 |
2a = 30 - 40mm |
Lớn hơn 30 cm |
2 - 4 |
2a = 40 - 100cm |
+ Mật độ thả phụ thuộc vào kích cỡ và điều kiện nhiệt độ nuôi. Ở các vùng phía Bắc có nhiệt độ thấp có thể thả với mật độ 40 - 50 con/m3 lồng với cỡ cá 10 - 15 cm. Cỡ giống 100 ÷ 150g/con, thả 20 ÷ 30 con/m3
- Trước khi thả nên thuần hóa cá giống nhằm nâng cao tỉ lệ sống, tránh cá bị sốc do môi trường chủ yếu liên quan đến yếu tố nhiệt độ và độ mặn.
* Thuần hóa nhiệt độ:
- Thuần hóa khi vận chuyển kín:
+ Chuyển túi chứa cá, ngâm trong lồng chuẩn bị nuôi khoảng 10 ÷ 15 phút để cân bằng nhiệt độ trong túi với môi trường ngoài.
+ Mở miệng túi cho nước tràn từ từ vào trong túi chứa cá.
+ Khi cân bằng môi trường, nghiêng túi cho cá bơi từ từ ra ngoài.
+ Chú ý: Không mở túi đổ ngay cá ra lồng.
- Thuần hóa khi vận chuyển hở bằng thùng:
+ Thay nước từ từ vào thùng vận chuyển.
+ Mỗi lần thay 10- 15% nước.
+ Định kỳ thay nước sau 5 - 7 phút/lần.
+ Sau 25- 30 phút khi cân bằng môi trường, chuyển cá sang lồng nuôi.
* Thuần hóa độ mặn:
- Đo độ mặn nơi thả cá.
- Đề nghị cơ sở cung cấp giống nâng hoặc hạ độ mặn cho đến khi độ mặn nơi vận chuyển và nơi thả cá xác định được ±5‰ (lưu ý khi tăng hạ độ mặn trong ngày. Tăng không quá 5‰/ngày và giảm không quá 5‰/ngày)
- Thực hiện các thao tác thuần hóa như sau:
Cá giống trong bể có sục khí. Dùng nước ngọt/mặn thuần hóa hoặc cho nước ngọt/mặn chảy từ từ vào bể thuần hóa một đầu, đầu kia cho nước mặn/ngọt chảy tràn ra ngoài. Thời gian khoảng 4- 5 ngày tùy thuộc vào mức độ trênh lệnh về độ mặn cần thuần hóa đạt đến.
- Thời điểm thả cá giống phải phù hợp với mùa vụ con giống và thời tiết khí hậu. Mùa vụ thả cá song thường từ tháng 4 – 6 ở miền Bắc và quanh năm ở miền Nam.
- Khi thả cá cần tuân thủ các thao tác sau: Ngâm túi cá trong lồng chuẩn bị nuôi khoảng 15 ÷ 20 phút để cân bằng nhiệt độ trong túi với môi trường, sau đó mở miệng túi cho nước tràn vào từ từ, nghiêng túi cho cá bơi dần ra ngoài. Không mở túi đổ cá ngay ra lồng, cá sẽ bị sốc.
- Khi thả cá cần thao tác nhẹ nhàng, trường hợp cá yếu do vận chuyển, nên nhốt riêng cá trong thùng có sục khí cho đều đến khi cá hoạt động bình thường mới thả. Thả cá giống vào lúc trời mát, chọn cá cùng cỡ thả trong một lồng để tránh cạnh tranh mồi và ăn thịt lẫn nhau. Vào sáng sớm 6- 8h hoặc chiều muộn 16 - 17h.
2.3. Chăm sóc, quản lý:
2.3.1. Thức ăn và cách cho ăn:
* Thức ăn cho cá:
- Cá tạp: chọn thức ăn là cá tạp cho cá song bao gồm các loại cá nhỏ, tép.
+ Cá tạp thường có chất lượng không ổn định, thay đổi theo mùa vụ và loại thức ăn khác nhau, cách bảo quản.
+ Yêu cầu đối với thức ăn là cá tạp cần phải tươi, không bị ươn thối. Trước khi cho ăn cần rửa cá tạp bằng nước biển loại bỏ chất bẩn và tạp chất.
+ Thức ăn là cá tạp tùy theo giai đoạn phát triển của cá, giai đoạn cá còn nhỏ cần băm nhỏ theo cỡ miệng, giai đoạn cá lớn không cần phải băm nhỏ để nguyên con.
- Thức ăn công nghiệp: Được chế biến dưới dạng viên nổi, kích cỡ theo giai đoạn phát triển của cá.
+ Thành phần dinh dưỡng đòi hỏi theo yêu cầu của từng loài cá khác nhau và theo giai đoạn phát triển. Thức ăn công nghiệp có độ đạm tối thiểu 40% cho sinh trưởng và phát triển tốt, hàm lượng lipid (chất béo) đảm bảo 10%.
+ Cá song có khả năng sử dụng tốt nhất với loại thức ăn công nghiệp có độ nổi lơ lửng trong nước, thức ăn nổi trên mặt nước cá bắt mồi kém hiệu quả.
+ Thức ăn công nghiệp cho cá ăn cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với cỡ miệng của cá. Trường hợp cho cá ăn không phù hợp cỡ miệng hiệu quả bắt mồi của cá sẽ giảm. Cỡ viên thức ăn phù hợp cho cá theo giai đoạn như sau:
Bảng 1. Kích cỡ thức ăn theo giai đoạn phát triển của cá song
STT |
Khối lượng cá (gr) |
Kích cỡ thức ăn CN (Φ mm) |
1 |
10 - 50 |
1.5 - 2.5 |
2 |
50 - 150 |
2.5 - 4.0 |
3 |
150 - 500 |
4 - 5 |
4 |
≥500 - 1000 |
6 - 8 |
5 |
1000 - 2000 |
8 - 10 |
6 |
≥ 2000 |
≥ 20 |
- Khẩu phần thức ăn của cá thay đổi theo giai đoạn phát triển, phương pháp xác định khẩu phần thức ăn cho cá dựa vào khối lượng trung bình của đàn cá nuôi trong lồng.
- Xác định khẩu phần ăn dựa vào loại thức ăn và khối lượng cá song. Khẩu phần thức ăn của cá song được xác định theo bảng 2.
Bảng 2. Khẩu phần ăn cá giò theo loại thức ăn và giai đoạn phát triển
STT |
Kích cỡ cá (gr) |
Khẩu phần thức ăn (%) |
|
Cá tạp |
Thức ăn công nghiệp |
||
1 |
≤ 50 |
12 - 15 |
6 - 8 |
2 |
50 - 200 |
8 - 10 |
4 - 6 |
3 |
200 - 500 |
7 - 8 |
3 - 4 |
4 |
≥ 500 |
5 |
2 - 3 |
Thường thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ nước và dòng chảy thay đổi nhiều, cá ít ăn lại, thành thử, những ngày mưa bão, chỉ cho cá ăn 1 lần và giảm trọng lượng thức ăn lại từ 1/4 - 1/2 lượng thức ăn ngày thường.
* Cách cho ăn:
- Cá tạp cần xay hoặc băm nhỏ cho phù hợp với kích cỡ miệng cá song trong giai đoạn cá nhỏ hơn 100gr. Giai đoạn cá lớn trên 100g băm thức ăn to dần và ăn cả con giai đoạn sau. Trước khi xay hoặc băm nhỏ, cá tạp cần rửa sạch và loại bỏ tạp chất.
- Thức ăn công nghiệp: có thể nên ngâm 5 – 10 phút bằng nước ngọt trước khi cho cá ăn ở giai đoạn cá còn nhỏ để tránh hiện tượng cá ăn quá no.
- Đối với cả hai loại thức ăn, khi cần trộn vitamine C hoặc thuốc vào thức ăn, cần nghiền thuốc nếu ở dạng viên thành bột, hòa thuốc với nước ngọt và trộn đều vào thức ăn trước 15 phút để thuốc ngấm vào thức ăn.
Cho ăn theo phương pháp 4 “định” như sau:
- Định chất lượng: Thức ăn không bị ôi, thối, không chứa mầm bệnh và có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng.
- Định vị trí: Cho cá ăn ở tầng mặt khi cá nhao lên bắt mồi. Cho ăn từ từ tránh để thức ăn chòm xuống đáy cá không bắt mồi gây lãng phí thức ăn.
- Định số lượng: Xác định được số lượng thức ăn đầy đủ cho cá phụ
thuộc vào loại thức ăn, giai đoạn phát triển của cá.
- Định thời gian: Cho ăn ngày 02 lần vào sáng sớm (6-8h) và chiều mát (16- 18h chiều).
- Kiểm tra hoạt động bắt mồi của cá:
+ Hoạt động bắt mồi của cá phụ thuộc vào sức khỏe của cá, thời tiết, môi trường, thức ăn. Hàng ngày theo dõi tình trạng hoạt động và mức độ bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau 1 giờ cho cá ăn, kiểm tra nếu thấy thức ăn còn thừa, cần vớt bỏ để tránh gây nhiễm bẩn môi trường nuôi.
+ Cho cá ăn trên cơ sở lượng thức ăn đã tính toán và dựa vào lượng thức ăn có dư thừa sau 01h cho ăn để điều chỉnh lượng thức ăn. Thông thường cá ăn hết thức ăn, thì điều chỉnh lượng thức ăn tăng 5% và cá không ăn hết thì giảm lượng cho ăn 5%.
+ Chú ý khi cá bị bệnh, thời tiết quá lóng, lạnh thì giảm lượng thức ăn từ 10- 30%.
- Định kỳ hàng tháng kiểm tra sinh trưởng cá song. Chỉ tiêu cần quan tâm là đo khối lượng trung bình cá để đánh giá tốc độ tăng trưởng và là căn cứ để điều chỉnh lượng thức ăn cho cá. Khối lượng cá đo lần sau phải lớn hơn lần đo trước.
- Trường hợp lần đo sau không tăng trưởng hoặc tăng trưởng chậm, cần phải xem lại chất lượng thức ăn, kích cỡ mồi và lượng thức ăn cho ăn hàng ngày để điều chỉnh. Thông thường cá song tăng trưởng sau 30 ngày nuôi, nếu tốc độ tăng trưởng từ 3% khối lượng cơ thể/ngày trở lên là đảm bảo vể tốc độ tăng trưởng của cá.
2.3.2. Quản lý bè nuôi:
*. Kiểm tra khung bè:
Tiến hành hàng tháng, đặc biệt trước mùa mưa bão. Khung lồng bè cần đảm bảo độ chắc chắn. Các bước tiến hành:
- Kiểm tra các thanh đà: không bị mục, gãy. Kiểm tra các khớp nối của các thanh đà: đảm bảo độ chắc, không bị tuột khỏi nối.
- Kiểm tra bu lông, ốc vít: yêu cầu không bị gãy, tuột ra khỏi lỗ khoan bắt bu lông giữa các thanh đà và đoạn nối thanh đà. Trong môi trường nước mặn, bu lông, ốc vít hay bị rỉ sét ăn mòn, cần kiểm tra bổ sung thay thế để đảm bảo độ chắc chắn khi bu lông, ốc vít đã bị ăn mòn.
*. Kiểm tra hệ thống phao:
Phao bao gồm phao xốp và phao phuy nhựa. Định kỳ hàng tháng cần tiến hành kiểm tra độ nổi của phao, độ chắc chắn và độ căng của phao đối với phao phuy nhựa, kiểm tra vỏ bọc của phao xốp. Các bước tiến hành:
- Kiểm tra độ nổi của phao: phao chịu tác động của khung lồng, lồng nuôi, nhà ở và nhà kho. Độ nổi của phao đảm bảo an toàn cho hệ thống trên phao. Khung lồng, nhà và kho phải cao hơn mặt nước biển thấp nhất 20cm. TRường hợp không đạt phải bổ sung hoặc thay thế phao mới.
- Kiểm tra độ chắc chắn: hai đường buộc cố định phao vào khung đà phải còn nguyên vẹn, không bị đứt và bật ra. Nếu các đường dây này bị đứt, tuột hay không chắc chắn cần tiến hành buộc cố định lại dây.
- Kiểm tra độ căng của phao: phao nhựa phải đảm bảo độ căng không bị xẹp móp. Trường hợp kiểm tra thấy phao bị xẹp móp cần đưa phao lên, cạo hà và kiểm tra phuy có bị thủng hay không, nếu không thủng cần bơm bổ sung hơi hoặc thay nếu phuy bị thủng.
- Kiểm tra vỏ phao xốp: để đảm bảo độ bền, tránh sinh vật xâm hại. Cần kiểm tra vỏ phao nilon và vỏ bạt xác rắn, nếu bị rách cần thay vỏ khác để tăng độ bền cho phao.
*. Kiểm tra neo, dây neo:
- Yêu cầu dây neo phải đảm bảo đủ độ căng giữa neo và khung lồng bè. Các mối buộc phải chắc chắn. Neo không bị di chuyển khỏi vị trí thả neo.
- Buộc lại dây neo vào khung lồng, kéo lại dây để đảm bảo độ căng, thả thêm neo khi neo không đủ để cố định lồng bè nuôi, nhà ở và kho chứa.
*. Kiểm tra lồng nuôi:
Được kiểm tra định kỳ hàng ngày để phát hiện kịp thời những lỗ thủng do bão gió, sinh vật bám, cắn, hay do lão hóa lưới lồng. Đồng thời, xử lý và ngăn chặn kịp thời cá thất thoát.
- Hàng ngày vệ sinh lồng lưới, loại bỏ thức ăn dư thừa, rác, túi nilon,.. bám vào lồng lưới.
- Sau 6 - 8 tuần, khi thấy lồng lưới bị bấm bẩn bởi hầu hà, rong, tảo,…cần tiến hành thay lồng lưới.
Thường kiểm tra trước và trong mùa mưa bão, đảm bảo độ an toàn cho lồng nuôi.
- Kiểm tra các mối buộc của các góc lồng nuôi với khung lồng.
- Kiểm tra lưới mặt lồng, buộc lại khi dây buộc không chắc chắn.
2.4. Thu hoạch:
2.4.1. Thời điểm thu hoạch:
- Thời điểm thu hoạch phụ thuộc vào kích thước và giá cả thị trường. Kích thước cá song khác nhau có giá trị và nhu cầu tiêu thụ khác nhau. Hiện nay, trên thị trường cá song có kích cỡ 1- 1,5 kg/con sau thời gian nuôi từ 10- 12 tháng.
- Thông tin thị trường là một trong những cơ sở để quyết định giá bán. Nắm bắt thông tin thị trường thông qua thông tin các nhà máy, cơ sở thu mua, đài báo, internet, thị trường trong và ngoài nước.
- Thời điểm thu hoạch phụ thuộc khá nhiều vào sức khỏe cá trong lồng nuôi. Vào cuối vụ nuôi, kích cỡ cá lớn và năng xuất cá/m3 lồng thường tăng cao, nên cần hết sức chú ý đến sức khỏe cá và tình hình bệnh dịch xung quanh. Trên có sở kích cỡ cá, thông tin thi trường và tinh hình bệnh dịch để quyết định thời điểm bán cho phù hợp.
2.4.2. Phương pháp thu hoạch:
Tùy thuộc vào phương thức bán sản phẩm mà chuẩn bị dụng cụ cho phù hợp. Phương thức bán phổ biến hiện nay bao gồm: bán sản phẩm tươi sống tại bè và bán sản phẩm bảo quản tươi tại bè, ngoài ra bán cho người thu mua sản phẩm sản phẩm đông lạnh hay tươi sống tại địa điểm xác định.
+ Dùng vợt thu hoạch làm bằng lưới lồng, mắt lưới 2a bằng 2cm, kích cỡ miệng 40- 50cm và sâu 40- 45cm.
- Dùng vợt để bắt cá trong lồng lên. Thao tác nhanh, nhưng nhẹ nhàng để tránh tổn thương cho cá.
- Mỗi lần chỉ bắt 1 ÷ 2 con.
- Thu hoạch xong phải tiến hành làm vệ sinh lại lồng, bè (lưới, phao, khung bè ...) cho sạch sẽ. Lưới được phơi khô và bảo quản nơi khô ráo.
- Khối lượng cá vận chuyển phụ thuộc vào loại hình và thời gian vận chuyển như bảng.... Phương tiện vận chuyển phải có sục khí đầy đủ và hạ nhiệt độ nước xuống 22- 250C với vận chuyển bằng thùng hở và nên thay nước sau 08h vận chuyển.
Bảng Mối quan hệ giữa phương tiên vận chuyển, khối lượng cá và thời gian vận chuyển
STT |
Loại hình vận chuyển |
Thời gian vận chuyển |
Khối lượng cá (kg/m3) |
1 |
Tàu thông thủy |
< 4h |
120 - 150 |
>8h |
100 - 120 |
||
>24h |
80 - 100 |
||
2 |
Vận chuyển thùng hở |
< 4h |
100 - 120 |
>8h |
70 - 80 |
||
>24h |
50 - 60 |
Ks. Nguyễn Văn Thế - Phòng Chuyển giao Kỹ thuật Thủy sản