Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng vòm che thấp trong sản xuất rau trái vụ

09:12:16 08/07/2021 Lượt xem 3470 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

        Trồng rau trái vụ áp dụng trong vòm che thấp có tác dụng hạn chế sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh thối nhũn, sâu tơ và sâu xanh, hạn chế sử dụng thuốc BVTV, tăng năng suất cây trồng. Kỹ thuật làm vòm che đơn giản, người nông dân tự làm lấy được, vật liệu làm vòm che dễ mua trên thị trường. Sử dụng vòm che cũng rất tiện lợi, có thể tháo dỡ, cất giữ để năm sau sử dụng. Nông dân dễ áp dụng, chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản. Nhờ ứng dụng công nghệ này mà các loại thông thường chỉ trồng được chính vụ nay đã được trồng quanh năm như các loại rau cải ăn lá, su hào, cần tây, xà lách..

      1. Chuẩn bị vật liệu:                       

      - Các thanh khung vòm được làm bằng tre vót nhẵn, dài 2,5 m, rộng 2,0 cm, đẽo nhọn 2 đầu.

      - Dây thép và dây nilon để buộc                         

      - Lưới đen, lưới trắng, nilon trắng để phủ mái

       2. Kỹ thuật làm vòm che:

      - Kỹ thuật cắm khung vòm: các thanh tre được làm sẵn theo tiêu chuẩn đã xác định. Cắm các thanh tre qua 2 mép luống. Dùng các thanh tre nhỏ, dài đặt vuông góc và buộc vào các thanh vừa cắm, tạo thành khung vòm chắc chắn.

      - Kỹ thuật phủ mái vòm: Sử dụng lưới trắng, lưới đen, nilon trắng tùy theo thời tiết và thời vụ trồng

       + Bước 1: Phủ lưới/nilon

       Lưới trắng, lưới đen hoặc nilon sử dụng làm mái có kích thước phù hợp với khung vòm, sao cho khi phủ lên bề mặt khung vòm, khoảng cách giữa mép lưới và mặt luống có khoảng hở khoảng 20cm để tạo sự thông thoáng trong vòm che. Lưới sau khi phủ buộc cố định với khung vòm bằng lạt tre, hoặc dây nilon hoặc dây thép nhỏ.

      + Bước 2: Làm cọc néo

      Đóng cọc tre ở 2 đầu luống, sâu 30 cm về phía đối diện với khung vòm. Khoảng cách giữa đầu luống tới vị trí đóng cọc khoảng 80cm.

       Hết vụ lại tháo rỡ, cất giữ để dùng năm sau nên rất cơ động, dễ canh tác.

       3. Chuẩn bị đất trồng:

      Trước khi làm vòm che phải làm đất kỹ, sạch cỏ dại, lên luống cao 0,3 m; mặt luống rộng 1,0 m; rãnh luống rộng 0,3 m. Chiều dài luống 20- 25 m để đảm bảo độ chắc chắn cho vòm che.

        4. Kỹ thuật sử dụng vòm che thấp

        Khi điều kiện thời tiết thay đổi hoặc tiến hành phun thuốc BVTV, bón phân, tưới nước, thu hoạch cần phải đóng hoặc mở vòm che, tiến hành như sau:                        

       Mở vòm che: Kéo lần lượt 2 mép mái vòm vào giữa khung vòm, sau đó buộc cố định trên đỉnh vòm.

       Đóng vòm che: Tháo các dây buộc ở đỉnh vòm, kéo mép mái vòm xuống theo các khung vòm và cố định bằng dây buộc.

      Khi thu hoạch, có thể tháo dỡ mái vòm ra lần lượt từng luống, thu luống nào tháo dỡ mái luống đó cho đến khi thu hoạch hết ruộng. Thu hoạch xong, tiến hành xử lý đất, để đất nghỉ 7 ngày sau đó gieo trồng loại rau khác.

Phòng Tư vấn Khởi nghiệp

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 10983
  • Hôm qua: 14447
  • Tuần này: 54281
  • Tuần trước: 62771
  • Tháng này: 459933
  • Tháng trước: 555226
  • Lượt truy cập: 4493208
QR Code

Dùng điện thoại scan mã QR này để truy cập vào website

QR Code
0225.3541.398 
messenger icon