Rau mầm là một loại thực phẩm sạch có giá trị dinh dưỡng rất cao gấp khoảng 5 lần so với rau thông thường. Sản xuất rau mầm với số lượng lớn hay sản xuất cung ứng cho gia đình cũng rất dễ dàng, đặc biệt là thích hợp cho các hộ gia đình không có diện tích đất canh tác.
Rau mầm được gieo từ hạt rau muống
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Hạt giống: củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, rau dền… Nên chọn hạt giống chuyên để trồng rau mầm có nguồn gốc rõ ràng, hạt mẩy, đồng đều.
- Dụng cụ trồng: Khay chuyên dụng, khay nhựa, chậu, thùng xốp …
- Chuẩn bị đất trồng đã được xử lý sạch mầm bệnh hoặc sử dụng giá thể xơ dừa …
Các loại hạt giống rau mầm
Bước 2: Ngâm hạt giống
- Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 55 độ C. Thời gian ngâm hạt còn tùy thuộc vào từng hạt giống. Với hạt củ cải trắng, hoặc đỏ thì ngâm 5-6 tiếng. Với hạt rau muống, hướng dương thì để 10-12 tiếng
- Sau khi đã ngâm xong, rửa hạt giống qua nước.
Ngâm hạt mầm
Bước 3: Gieo hạt mầm
- Rải đều và kín hạt trên khắp bề mặt đất hoặc giá thể xơ dừa đã được chuẩn bị trong khay (chậu, thùng xốp), che phủ bằng lưới đen hoặc để trong bóng râm.
Gieo hạt mầm
Bước 4: Chăm sóc
- Tưới nước mỗi ngày bằng hệ thống phun sương hoặc bình phun sương tưới đều bề mặt khay, sau 2-3 ngày gieo hạt, hạt đã nảy mầm đều cần mang khay rau mầm ra chỗ sáng.
Các khay rau mầm được đặt trên giá
Bước 5: Thu hoạch và bảo quản rau mầm
- Tùy từng loại giống mà có ngày thu hoạch khác nhau nhưng thông thường chỉ từ 5-7 ngày là có thể cắt rau ăn được. Dùng kéo hoặc dao sạch cắt sát bề mặt giá thể, không rửa, xếp ngay ngắn vào hộp nhựa hoặc túi nilon bảo quản trong tủ lạnh (ngăn bảo quản rau quả).
Rau mầm đã được thu
Ks. Vũ Thị Lý – Trạm Khuyến nông Liên Quận