Kỹ thuật gieo cấy giống lúa mới ST25

08:01:51 25/06/2021 Lượt xem 25330 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

         Từ giải thưởng “Gạo ngon nhất thế giới” tại cuộc thi World’s Best Rice lần thứ 11 (tổ chức tại Philippines), gạo ST25 đang có sức hút mạnh trên thị trường. Nắm bắt cơ hội này, nhiều đơn vị hợp tác xã nông nghiệp tại các vùng đất lúa trên cả nước nói chung và Hải Phòng nói riêng đã bắt tay sản xuất giống lúa ngon này của Việt Nam và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Việc gieo cấy giống lúa ST25 nhằm thay thế những giống lúa cũ đã bị thoái hóa, bổ sung vào cơ cấu giống của địa phương. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo. Để canh tác giống lúa này hiệu quả chúng tôi xin giới thiệu một số giải pháp kỹ thuật như sau:

          I. ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG:

         - Giống lúa ST25 (còn gọi là gạo thơm Sóc Trăng) do tập thể nghiên cứu lúa Sóc Trăng lai tạo, chọn lọc. Giống do Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí đầu tư kinh phí nghiên cứu và được cấp bằng bảo hộ độc quyền sản xuất, kinh doanh.

        -ST25 là giống cảm ôn có thể gieo cấy được 2 vụ trong năm, thời gian sinh trưởng vụ Xuân 105-115 ngày, vụ Mùa 102 - 110 ngày.

       - ST25 có chiều cao cây 105 - 110 cm dạng hình đẹp, ưa thâm canh, đẻ nhánh trung bình, bộ lá đứng, bông to dài, nhiều hạt, hạt đóng khít, vỏ trấu vàng. Giống ST 25 cho hạt gạo thon dài, trắng trong, cơm mềm thơm, vị đậm.

      - Giống lúa ST25 có đặc tính chịu mặn, kháng đạo ôn cấp 2 và bệnh bạc lá, thân cứng chống đổ ngã tốt, phổ thích nghi rộng. Năng suất trung bình đạt từ 6,5- 7,0 tấn/ha, thâm canh cao có thể đạt trên 7,0 tấn/ha.

       II. KỸ THUẬT CANH TÁC

       1. Chân đất: Thích hợp trên đất vàn, vàn cao. Lượng giống 1 - 1,2kg/sào 360m2

      2. Thời vụ: Khu vực Đồng bằng sông Hồng: Vụ Xuân gieo mạ 25/1- 10/2, vụ Mùa gieo mạ 20/6 - 30/6 có thể gieo mạ dày xúc hoặc mạ nền đất cứng, cấy tuổi mạ 2,5 - 3 lá. Nếu gieo mạ dược thì cấy tuổi mạ 4,0 - 4,5 lá.

       3. Mật độ cấy: 30 - 35 khóm/m2, cấy 2 - 3 dảnh/khóm.

       4. Phân bón (tính cho 1 sào bắc bộ 360m2):

     Cần bón phân cân đối để tăng khả năng sinh trưởng và khả năng chống chịu của giống, là giống lúa chất lượng nên bón các loại phân bón có tỷ lệ Kali cao hơn các giống lúa thường. Nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh và phân bón tổng hợp, hạn chế sử dụng phân đơn. Trong vụ Mùa bón giảm lượng đạm so với vụ Xuân.

        Lượng phân bón đối với phân đơn:

 

Loại phân

ĐVT

Vụ Xuân

Vụ Mùa

1ha

1 sào 360m2

1ha

1 sào 360m2

Phân hữu cơ

Tấn

8 - 10

0,3 – 0,4

8 - 10

0,3 – 0,4

Phân đạm

kg

220 - 240

8 – 8,5

200 - 220

7 – 7,5

Phân lân

kg

450 - 500

16 -18

450 - 500

16 -18

Phân kali

kg

160 - 180

6 – 6,5

160 - 180

6– 6,5

        5. Phòng trừ sâu bệnh hại: Thường xuyên kiểm tra thăm đồng để phòng trừ các loại sâu bệnh hại.

         6. Thu hoạch: Gặt lúa vừa độ chín, không nên phơi trong điều kiện nhiệt độ quá cao, nắng mạnh, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.

         *Một số lưu ý khi gieo cấy giống lúa ST25:

         Lượng phân bón và chủng loại phân có thể thay đổi cho phù hợp với chất đất và điều kiện canh tác ở từng địa phương.

          Để tăng năng suất và chất lượng gạo phải gieo cấy đúng thời vụ và cần bón phân cân đối.

         Để ruộng lúa chắc mẩy, sáng hạt nên phun phòng trừ bệnh lem lép hạt ở giai đoạn trước trỗ bằng thuốc Amistatop 325SC, Tillsuper 300EC.

Kính chúc bà con mùa vụ thắng lợi!

Ks. Hoàng Thị Tâm – Trạm KN Tiên Lãng

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 200
  • Hôm qua: 11276
  • Tuần này: 38077
  • Tuần trước: 73453
  • Tháng này: 269561
  • Tháng trước: 566218
  • Lượt truy cập: 4637570
QR Code

Dùng điện thoại scan mã QR này để truy cập vào website

QR Code
0225.3541.398 
messenger icon