Để trồng dưa lê siêu ngọt đạt năng suất, chất lượng phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện và yếu tố. Trong đó bấm ngọn, tỉa chánh là yếu tố quyết định năng suất, chất lượng.
Dưa lê siêu ngọt là cây trồng thích nghi rộng với thời tiết, cây trồng có vị ngọt mát, có tính hàn, mùi thơm dịu, giàu Vitamin C.
1. Điều kiện canh tác
- Không trồng liên tục các vụ dưa trên một diện tích, không trồng dưa trên diện tích đã trồng bầu bí, cà chua, cà pháo, khoai tây….
2. Điều kiện phân bón (cho 1 sào)
- Phân vi sinh: 30 kg
- Super lân hoặc NPK 5-10-3: 30 kg
- NPK 13-8-12: 10-12 kg
+ Cách bón: Bón lót toàn bộ lân vi sinh + Super lân + 7 kg NPK 13-8-12. Bón sâu thành dãnh. Sau đó, lấp đất phẳng, phủ bạt, đục lỗ và trồng.
Mô hình trồng dưa
3. Điều kiện sinh trưởng
- Dưa lê cần được gieo trồng từ tháng 3 - tháng 8 (dương lịch), thích hợp điều kiện nhiều ánh sáng, ưa đất thịt nhẹ, đất cát pha và thoát nước tốt.
- Dùng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại và giữ ẩm
- Lên luống: Khoảng cách luống rộng 1,2 m, cây cách cây 40- 45 cm cao 25-30 cm
- Mật độ: 700 - 800 cây/sào.
+ Cách trồng:
- Cách 1: Ngâm hạt – làm bầu sau 10-12 ngày trồng.
- Cách 2: Ngâm hạt – tra hạt trực tiếp và tưới ẩm
4. Yếu tố bấm ngọn, tỉa chánh quyết định năng suất, chất lượng khi trồng
+ Chăm sóc:
Chăm sóc cây con: Tưới ẩm khi cây con bén rễ hồi xanh
- Tưới nhử lần 1: 2 kg NPK 13-8-12 khi cây dưa có 5 lá, bấm ngọn để dưa ra 5 nhánh cấp 1, lựa chọn 3- 4 nhánh khỏe. Các nhánh cấp 1 ra 6 -7 lá tiến hành bấm ngọn. Mỗi nhánh cấp 1 ra 4 -5 nhánh cấp 2.
+ Chăm sóc dưa ra hoa đậu quả: Sau 35- 40 ngày, các nhánh cấp 2 ra hoa đậu quả ở lá thứ 3 và lá thứ 4. Sau khi đậu quả, tiếp tục bấm ngọn nhánh cấp 2 khi được 5- 6 lá, để tập chung chất dinh dưỡng nuôi quả và trái to đều. Mỗi cây dưa cần để 12 -15 quả, nên loại bỏ hoa thân chính và quả sát gốc.
+ Sau ra hoa, đậu quả cần chú ý chế độ nước và bón nuôi quả 3 kg NPK 13-8-12 còn lại. Đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng cho quả bằng Siêu Kali (phun hoặc tưới).
Dưa chuẩn bị thu hoạch
+ Sâu bệnh:
- Sâu: Thường gặp sâu xanh, sâu tơ trong giai đoạn ra hoa đậu quả đến thu hoạch.
- Bệnh: Tùy theo thời tiết, từng giai đoạn sinh trưởng cây trồng xuất hiện bệnh giả sương mai, bệnh sương mai, cháy bìa lá…Cần dùng thuốc đặc hiệu, phun trừ kịp thời. Dừng phun thuốc hóa học 7- 10 ngày trước khi thu hoạch.
+ Thu hoạch:
- Sau trồng 60- 65 ngày, quả đủ tiêu chuẩn thu hoạch, thu theo nhiều đợt. Thời gian thu từ 20- 25 ngày, năng suất ước tính 700 kg/ sào. Trừ chi phí lãi thuần 3,5- 4 triệu/ sào, tăng thu nhập 3- 4 lần cấy lúa.
Ks, Phạm Thị Xuân - Trạm Khuyến nông An Dương