Sử dụng một số thảo dược trong chăn nuôi thú y

09:31:43 22/05/2021 Lượt xem 7164 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

   Một số chế phẩm từ các loại cây thuốc khi bổ sung vào thức ăn chăn nuôi sẽ giúp vật nuôi tăng sức đề kháng tự nhiên. Bên cạnh đó có nhiều loại thảo dược còn tạo được hiệu quả kích thích tiêu hóa (như tỏi và gừng) và giúp gia tăng chất lượng sản phẩm (tinh dầu hồi và quế tạo mùi thơm).

   Một số cây thuốc nam có chứa thành phần phytoncid có khả năng ức chế tốt sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy việc sử dụng các cây thuốc này có thể giúp hạn chế sử dụng kháng sinh cho cả hai mục đích là phòng bệnh và điều trị nhiễm khuẩn.

1. Cây bồ công anh Việt Nam

 

 

Cách dùng:

  • Bộ phận dùng: toàn cây, trừ rễ.
  • Tác dụng: Trị viêm vú, tắc tia sữa cho gia sức đẻ lứa đầu, kích sữa, giải độc, tiêu viêm.
  • Phương pháp: sắc đặc, cho động vật uống, hoặc giã nát rồi đắp vào ổ viêm. Khi dùng đắp bên ngoài có thể trộn thêm mùng tơi giã nát để tăng hiệu quả.

 

 

2. Cây sim

Cách dùng:

  • Bộ phận dùng: nụ hoa, búp non, quả.
  • Tác dụng: Trị đau bụng do trúng độc, ỉa chảy, lỵ, tiêu chảy ra máu.
  • Phương pháp: sắc đặc lấy nước cho động vật uống.

 

 

 

3. Cây gừng

Cách dùng:

  • Bộ phận dùng: thân củ.
  • Tác dụng: kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng lạnh, đầy trướng, không tiêu, kém ăn, ỉa chảy, lỵ, ra máu,
  • Phương pháp: dùng tươi, cho động vật ăn trực tiếp.

4. Cây tỏi

 

 

 

Cách dùng:

  • Bộ phận dùng: toàn cây nhưng  tốt nhất là dùng củ, có thể dùng tươi hay phơi khô.
  • Tác dụng: chữa lị amip, lị trực khuẩn. Cồn tỏi ngâm dùng chữa ho, trị cảm cúm, trướng bụng, đầy hơi.
  • Phương pháp: Cho động vật ăn tươi hoặc ngâm trong nước, cồn rồi cho uống.

5. Cam thảo dây

Cách dùng:

  • Bộ phận dùng: dùng toàn cây: rễ, thân, lá, trong đó tốt nhất là dùng phần thân.
  • Tác dụng: chữa ho, sốt, hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng, giải độc.
  • Phương pháp: sắc đặc cho động vật uống.

6. Cây lựu

Cách dùng:

  • Bộ phận dùng: vỏ quả, vỏ rễ, vỏ thân.
  • Tác dụng: chữa giun sán, cầm tiêu chảy.
  • Phương pháp: sắc đặc lấy nước cho động vật uống.

 

 

7. Cây diếp cá

Cách dùng:

  • Bộ phận dùng: phần thân lá trên mặt đất.
  • Tác dụng: chữa viêm ruột, đau mắt đỏ hoặc mắt nhiễm khuẩn, viêm tai giữa.
  • Phương pháp: ăn trực tiếp, hoặc giã nhỏ lấy nước cho động vật uống, rửa vết thương.

 

8. Cây n

 

Cách dùng:

  • Bộ phận dùng: ngoài tác dụng dinh dưỡng của quả thì hạt và lá được dùng làm thuốc.
  • Lá sắc tươi uống dùng trị ký sinh trùng đường máu. Hạt quả chín trị ngoại ký sinh trùng thú y: ve, chấy, rận, ghẻ.
  •  Phương pháp: lá tươi: sắc uống, hạt giã nhỏ ngâm nước sôi chờ nguội tắm cho động vật(tránh cho vào mắt)

 

9. Cây ngải cứu

Cách dùng:

  • Bộ phận dùng: dùng toàn cây.
  • Tác dụng: dùng cho chó, mèo, lợn và bò bị động thai, hoặc trị ho, giải cảm, đau bụng.
  • Phương pháp: giã nhỏ vắt lấy nước cho động vật uống.

 

10. Cây cỏ xước

Cách dùng:

  • Bộ phận dùng: dùng toàn cây, chủ yếu là rễ, thu hái quanh năm.
  • Tác dụng: rễ chữa xương khớp, kích thích tiêu hóa, các phần khác: chữa tiêu chảy ở lợn con, đau lưng, đái buốt.
  • Phương pháp: sắc đặc cho động vật uống.

 

 

 

11. Cây mơ lông

        

Cách dùng

  • Bộ phận dùng: lá, thân.
  • Tác dụng:  sát khuẩn, trị giun, giảm đau xương khớp

- Phương pháp: lá mơ lông giã nhỏ, thêm ít muối,vắt lấy nước cho vật nuôi uống.

 

 

12. Cây thị

   

Cách dùng:

  • Bộ phận dùng: lá, quả
  • Tác dụng: chữa chướng bụng, đầy hơi trâu bò, mụn nhọt, trị giun kim.
  • Phương pháp: Quả: ăn quả chín vào lúc sáng đói trị giun kim; vỏ quả thị phơi khô, đốt thành than hòa với dầu vừng bôi lên chỗ phồng rộp, mụm nhọt; lá rửa sạch giã nhỏ hòa 500ml nước cho trâu bò uống.

 

13.  Lá trầu không

         

Cách dùng:

  • Bộ phận dùng: lá.
  • Tác dụng: chữa chướng bụng đầy hơi, sát khuẩn.
  • Phương pháp:lá giã nhỏ hòa với 300ml nước, có thể uống cùng nước tỏi hoặc lá thị trị chướng hơi, đầy bụng cho vật nuôi; đun sôi lá vơi nước để rửa vết thương.

 

14.  Cây chè

      

Cách dùng:

  • Bộ phận dùng: Lá, búp chè non.
  • Tác dụng: trị tiêu chảy, sát khuẩn.
  • Phương pháp: giã nát lá chè cho vật nuôi uống hoặc đun sôi với nước để nguội rửa ngoài da.

 

15. Cây bồ kết

 

          

Cách dùng:

  • Bộ phận dùng: quả, gai
  • Tác dụng: trị hen, khó thở, khò khè.
  • Phương pháp: bồ kết quả, đốt cháy lấy khói xông vào chuồng nơi hướng gió cho vật nuôi ngửi. Ngày làm vài lần.

 

             (Theo tài liệu của "Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO)                               BSTY: Đào Thị Thủy- Trạm Khuyến Nông Liên Quận

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 863
  • Hôm qua: 4463
  • Tuần này: 26207
  • Tuần trước: 29296
  • Tháng này: 264917
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2832978
0225.3541.398 
messenger icon