Tình trạng thiếu lao động trong nông nghiệp diễn ra ở hầu khắp các vùng nông thôn. Nếu như các khâu: làm đất, cấy, thu hoạch đang dần được cơ giới hóa rộng khắp thì khâu phun thuốc bảo vệ thực vật hầu như vẫn làm thủ công. Mỗi khi bước vào chiến dịch phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh, việc tìm kiếm nhân công phun thuốc rất khó do công việc mang tính độc hại cao.
Hiện nay, với xu thế công nghệ hóa trong nông nghiệp, việc áp dụng hệ thống phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy bay không người lái đã cho thấy được nhiều tiện ích. Sự hỗ trợ của máy bay không người lái trong canh tác sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, tài nguyên nước và quan trọng nhất bảo vệ sức khỏe nông dân do không cần trực tiếp phun thuốc.
Sử dụng máy bay không người lái cho thấy sự ưu việt hơn hẳn so với phương pháp sử dụng bình phun truyền thống, những hạt thuốc khi ra khỏi đầu phun có kích cỡ rất nhỏ và mịn, giúp giảm thiểu lượng nước cần dùng để pha thuốc mà vẫn bảo đảm trải đều bề mặt ruộng, mang lại hiệu quả cao. Thiết bị bay phun thuốc bảo vệ thực vật chứa được 9 lít thuốc mỗi lần phun; tùy từng địa hình, mỗi ngày máy có thể phun được khoảng 50ha. Khi lúa bị bệnh, sử dụng thiết bị này vừa nhanh, vừa kịp thời dập dịch bệnh, giải quyết được nhân công lao động, tránh độc hại cho người dân. Nếu thuê người phun, nông dân phải trả 30.000 đồng/bình còn thuê máy bay chỉ mất 23.000-25.000 đồng/sào tùy theo địa hình và vùng sản xuất.
Không chỉ mang lại giá trị kinh tế, nâng cao hiệu quả phun trừ mà sử dụng máy bay không người lái phun thuốc còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường, không còn tình trạng bao bì thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan trên bờ ruộng, dưới kênh mương.
Tại Hải Phòng bước đầu đã triển khai thực hiện tại các xã Lưu Kỳ huyện Thuỷ Nguyên; xã An Hoà, xã Trung Lập huyện Vĩnh Bảo; xã Đại Thắng huyện Tiên Lãng; Thị trấn Trường Sơn huyện An Lão.
Mong rằng mô hình phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái sẽ được nhân rộng trên toàn thành phố, từ đó thay đổi tư duy sản xuất, giảm chi phí, giải phóng sức lao động, giảm thiểu độc hại tới sức khỏe người nông dân, thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nông nghiệp tại Hải Phòng
Chiếc máy bay không người lái được giới thiệu tại Bắc Giang được dùng để phun tưới phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thông minh có tên D10B. Thiết bị có trọng lượng tối đa 21,5 kg. Độ rộng vòi phun 4,5 m. Tốc độ bay từ 2 - 8m/giây. Thời gian bay 10 - 20 phút mỗi lần cất cánh. Công suất làm việc từ 3,5 - 4 héc ta mỗi giờ. Việc sử dụng thiết bị bay không người lái như vậy tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho người nông dân và không gây độc hại, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với công nghệ mới này, việc bón phân, phun thuốc tự động hóa hoàn toàn. Năng suất cũng tăng lên. Bình quân mỗi ngày có thể phun thuốc bảo vệ thực vật cho khoảng 25-30 ha. Dùng máy bay không người lái sẽ tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước, nhân công, giảm thiểu độc hại cho con người, bảo vệ môi trường và tăng khả năng phòng trừ sâu bệnh hại".
Ngoài ra, việc phun thuốc bảo vệ thực vật trên lúa bằng thiết bị bay không người lái còn giúp tăng năng suất lao động từ 15 - 30 lần, giảm giá thành, rút ngắn thời gian phun thuốc trên 1 đơn vị diện tích; giảm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật so với phun xịt thông thường; công nghệ phun ly tâm giúp giọt nước xoáy tròn nên việc tiếp xúc sâu bệnh mặt dưới lá hiệu quả hơn; khả năng tập trung thiết bị bay không người lái để phun thuốc dập dịch nhanh; chủ động thời gian phun thuốc với khả năng phun thuốc ban đêm; phun thuốc chính xác với việc kiểm soát công nghệ phun trên máy bay, ứng dụng chẩn đoán dịch hại đồng bộ dữ liệu với máy bay phun tự động vào khu vực có dịch hại; giảm tổn thất sản lượng lúa 150 - 200 kg/ha so với phun xịt thuốc thông thường do lúa không bị giẫm đạp.
Qua thực tế sử dụng máy bay điều khiển phun thuốc bảo vệ thực vật có nhiều ưu điểm vượt trội: hỗ trợ nông dân nâng cao hiệu suất lao động (giảm sức lao động, tiết kiệm nước 70%, thuốc sâu đến 40% và đặc biệt là thời gian phun), giảm thiểu tác hại của thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác. Với kinh phí: 55 ngàn đồng/sào chi phí thuê một chiếc máy bay để phun chỉ bằng 1/2 so với số tiền bỏ ra thuê người phun thuốc. Ngoài ra, việc sử dụng máy bay phun phun thuốc bảo vệ thực vật giúp cho thuốc phun được đều hơn; việc quản lý và xử lý bao vỏ thuốc bảo vệ thực vật cũng được đảm bảo hạn chế gây ảnh hưởng đến môi trường.
Máy bay phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa có cơ chế bay tương tự các thiết bị bay không người lái phổ biến như flycam. Máy bay có thể bay theo lộ trình đã được thiết lập sẵn, khi hết thuốc máy bay tự động quay về nạp thuốc, rồi bay về vị trí cũ để phun tiếp.
Ths. Lê Thị Đức - TP. Phòng Tư vấn Khởi nghiệp