Mô hình nuôi Dúi sinh sản tại Tiên Lãng: Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng Dúi mẹ ăn thịt Dúi con

08:38:46 18/05/2021 Lượt xem 3912 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

       Dúi (chuột nứa) là con nuôi mới, dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng trại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh.

       Dúi được xếp vào loại thực phẩm đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Trước nhu cầu của thị trường hiện nay, thì con Dúi đang được bà con nông dân trên cả nước nói chung và Tiên Lãng nói riêng đưa vào nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại Tiên Lãng, đã có 2 trang trại nuôi Dúi sinh sản và Dúi thịt được cấp phép với số lượng khoảng 400 con đang sinh trưởng, phát triển tốt và có khả năng nhân rộng.

       Tuy nhiên, để mô hình này thành công cần phải nắm rõ kỹ thuật nuôi cũng như hiểu rõ được tập tính sinh trưởng của loài động vật này như: Dúi là loài gặm nhấm sống dưới mặt đất, hoạt động đều diễn ra trong hang;  chúng có bộ răng cứng và chắc khoẻ, thường xuyên dài ra vì vậy chúng phải gặm nhấm những thức ăn cứng để mài răng nên thức ăn chủ yếu là tre, nứa, củ.... Dúi có khứu giác rất tinh, không thích người lạ đến gần. Loài này thường đi ăn vào ban đêm và ngủ ngày, do đó, chuồng nuôi cần chắc chắn, tránh ánh sáng trực tiếp. Hơn nữa, trong quy trình nuôi dúi sinh sản có hiện tượng Dúi mẹ ăn thịt Dúi con sau sinh làm giảm số con sinh ra, giảm hiệu quả kinh tế nên cần nắm rõ một số đặc tính của chúng để có kỹ thuật nuôi, chăm sóc phù hợp.

      1. Nguyên nhân

      Dúi ăn thịt con là trường hợp ít xảy ra nhưng đôi khi do người nuôi chưa nắm rõ tập tính của loài vật này là có phản xạ tự nhiên đề phòng con người và các vật nuôi khác.

       Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như:

       + Dúi mẹ đẻ lứa đầu thường ăn con.

      + Dúi mẹ sẽ ăn thịt những dúi con đẻ ra quá yếu, chết.

    + Dúi mẹ thiếu chất do trong quá trình mang thai không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, canxi

     + Dúi mẹ bị stress do trong quá trình dúi mẹ đẻ, đụng vào chuồng nuôi hoặc dúi con, làm dúi mẹ giật mình, hoảng loạn, ăn thịt con.

     + Chuồng nuôi bẩn, nóng, có hơi người lạ

      2. Cách khắc phục

     Tránh và hạn chế cho người lạ tiếp xúc, vuốt ve dúi con vì hơi người lạ khi tiếp xúc, vuốt ve con non sẽ để lại mùi, dúi mẹ ngửi được hơi lạ sẽ ăn dúi con.

Hình ảnh dúi con

       Dúi mẹ lần đầu sinh con, nếu phát hiện thấy dúi mẹ cắn con (ăn con), người chăn nuôi nên tách dúi con ra khỏi dúi mẹ, đợi khi dúi mẹ ngủ rồi cho dúi con vào bú.

     Tránh làm dúi mẹ giật mình. Hạn chế xem chuồng để tránh gây tiếng ồn. Chỉ đụng vào chuồng nuôi, con trước khi dúi đẻ hoặc sau khi dúi đẻ ít nhất 3 ngày. Dọn chuồng nuôi sạch sẽ, để chuồng hơi tối.

     Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, Bcomplex, Vitamin tổng hợp, thức ăn chứa nhiều Canxi. Bổ sung thêm hạt ngô, khoai lang,..cho Dúi mẹ ăn.

     Che chắn chuồng nuôi cẩn thận để tránh chuột lẻn vào, dúi mẹ sẽ nhầm mùi của chuột mà ăn thịt con.

KS. Nguyễn Thị Uyên - Trưởng trạm KN Tiên Lãng

 

                            

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 2825
  • Hôm qua: 10746
  • Tuần này: 2825
  • Tuần trước: 30318
  • Tháng này: 270152
  • Tháng trước: 293819
  • Lượt truy cập: 2947965
0225.3541.398 
messenger icon