Hiệu quả từ mô hình sản xuất Lúa Hữu Cơ trên diện tích khai thác rươi

08:59:48 16/06/2021 Lượt xem 1257 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

          Để tăng sản lượng rươi trên một diện tích khai thác cho hiệu quả kinh tế cao. Gia đình Chị Bùi Thị Hà ở thôn Câu Hạ B, xã Quang Trung, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đã mạnh dạn thực hiện mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên diện tích 2 ha. Mô hình đã cho thu hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Mô hình sản xuất Lúa Hữu Cơ trên diện tích khai thác rươi đang được nhân rộng ở xã Quang Trung

        Để đảm bảo cho việc thực hiện mô hình mang lại hiệu quả, gia đình chị chuẩn bị rất kỹ từ khâu chọn giống, gieo mạ, làm đất, đắp bờ làm cống để chủ động trong khâu điều tiết nước…

        Sau khi thực hiện mô hình với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ Khuyến nông Trạm Khuyến nông An Lão về việc áp dụng tiến bộ khoa học mới trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây lúa. Đồng thời áp dụng các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăm sóc theo quy trình hữu cơ.

       Thời vụ thu rươi chính là tháng 9,10,11 âm lịch hàng năm. Đối với con rươi, các yếu tố chu kì mùa vụ, nhiệt độ môi trường, độ mặn, độ cao của thủy triều đặc biệt là độ tơi xốp của đất ảnh hưởng lớn đến sinh sản của con rươi cũng như quyết định năng xuất, sản lượng thu hoạch. Để tạo sinh cảnh và tăng thu nhập trên diện tích khai thác rươi thì mô hình canh tác lúa hữu cơ chỉ thực hiện cấy 1 vụ/năm, vào vụ Đông Xuân trong năm, thời gian còn lại đất được nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho rươi sinh trưởng và phát triển. Mô hình lúa cho năng xuất không cao nhưng chất lượng gạo ngon, phù hợp với đồng đất. Trong suốt quá trình canh tác lúa, tuyệt đối không sử dụng phân hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ để tránh ảnh hưởng đến ấu trùng rươi đang phát triển ở lớp đất phía dưới mặt ruộng lúa. Việc làm cỏ cũng như phòng trừ sâu bệnh cho lúa được thực hiện bằng biện pháp thủ công. Đây là yếu tố đảm bảm cho chất lượng lúa hữu cơ.

       Canh tác lúa trên vùng khai thác rươi giúp bổ trợ cho nhau trong việc cải tạo đất, chăm sóc và quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa tạo ra nơi trú ẩn lý tưởng cùng nguồn thức ăn dồi dào cho con rươi. Ngược lại, con rươi xử lý chất thải hữu cơ trong đất, nước để tạo ra phân bón hữu cơ cho cây lúa phát triển mạnh nhằm chống chọi lại dịch bệnh và đạt năng suất, chất lượng cao .

        Chị Hà cho biết: sau khi thực hiện mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên diện tích khai thác rươi đã cho thu 80kg thóc/1 sào, tuy năng xuất không cao như ruộng nội đồng nhưng tạọ sản phẩm sạch được người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán cao hơn sản phẩm sản xuất thông thường 30% mà không có đủ sản phẩm để bán. Đặc biệt, trước kia chưa cấy lúa trên diện tích khai thác rươi thì đất chai cứng , năng suất thu rươi chỉ được 10-12 kg rươi/sào. Nhưng sau khi thực hiện mô hình lúa hữu cơ trên đất khai thác rươi thì sản lượng rươi tăng hơn so với trước 3-4 kg/sào, con rươi to và chắc.

      Không chỉ tiên phong trong công tác đổi mới trong thâm canh mà chị Bùi Thị Hà còn tích cực chuyển giao kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm cùng bà con nông dân trong xã tham gia thực hiện mô hình sản xuất Lúa Hữu Cơ trên diện tích khai thác rươi. Hiện nay, ngoài gia đình chị Hà, một số hộ trong thôn có diện tích đất bãi bồi khai thác rươi cũng áp dụng mô hình sản xuất Lúa Hữu Cơ trên diện tích khai thác rươi. Tuy diện tích không nhiều nhưng cũng góp phần mang lại nguồn thu nhập cho người dân.

     Có thể khẳng định mô hình sản xuất Lúa Hữu Cơ trên diện tích khai thác rươi của chị Bùi Thị Hà và một số hộ trong xã mô hình phù hợp trong việc tăng cường công tác thâm canh xã Quang Trung mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo không những cho các hộ khai thác rươi mà nhân rộng mô hình góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Ks. Lê Thị Dịu - Trạm Khuyến nông An Lão

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 1667
  • Hôm qua: 4613
  • Tuần này: 29296
  • Tuần trước: 27766
  • Tháng này: 233228
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2801289
0225.3541.398 
messenger icon