Ứng dụng kỹ thuật trong chăn nuôi trâu bò không cần bãi chăn thả

17:40:20 04/05/2021 Lượt xem 1576 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

          Ngày nay, do đô thị hoá cũng như quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá tập trung nên diện tích đất nông nghiệp của thành phố bị thu hẹp lại, do đó chăn nuôi trâu bò không còn vùng, bãi chăn thả dẫn đến số lượng đàn trâu bò giảm dần. Theo số liệu thống kê hiện nay thành phố có 15.239 con trâu, bò (10.639 con bò, 4.600 con trâu) chỉ còn bằng 74,9% so với năm 2015 (20.345 con trâu bò); đàn đàn trâu giảm 32,35%, đàn bò giảm 24,45%. Để ngành chăn nuôi trâu, bò của thành phố vẫn duy trì và phát triển tăng về quy mô và chất lượng, xin hướng ứng dụng một số kỹ thuật chăn nuôi trâu bò không cần bãi chăn thả.

        1. Xây dựng chuồng trại

       Đây là vấn đề quan trọng trong nuôi nhốt trâu bò. Việc xây dựng phải nơi cao ráo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Nền chuồng cao hơn mặt đất co thể lát gạch, hoặc láng xi măng bê tông… dùa làm bằng gì không được gồ nghề, hoặc trơn trượt..và có tường chắn mưa gió có mái tre chống nóng..

        Tiêu chuẩn diện tích đối với trâu bò: chiều dài 1,5 – 1,7 m; chiều rộng 1,0 – 1,2 m; diện tích 1,9 – 2,04 m2/con.

         2. Thức ăn

         Đối với mỗi trâu, bò trưởng thành mỗi ngày tiêu tốn khoảng 25 – 35 kg thức ăn thô xanh, nếu vỗ béo thì cần bổ xung thêm 1 – 1,5 kg thức ăn tinh mỗi ngày (cám gao, bột sắn, bột ngô…). Do đó, để đảm bảo lượng thức ăn đủ cung cấp hàng ngày cho trâu bò ta phải tính lượng thức ăn dự trữ sao không để trâu bò tiếu thức ăn. Để dự trữ được lượng thô thức ăn xanh cho trâu bò chúng ta phái tién hành ủ chua thức ăn xanh cho trâu bò và ủ rơm Ure để cho trâu bò ăn hàng ngày như sau:

         2.1. Kỹ thuật ủ chua thức ăn

       Thức ăn xanh ủ chua là nguồn thức ăn bổ sung chất lượng cao, giàu đạm, khoáng, Vitamin và có hệ men vi sinh giúp trâu bò dễ tiêu hóa. Nguyên liệu được lên men nhờ các vi sinh vật tự nhiên trong hố ủ làm cho thức ăn có màu vàng, mùi chua dễ chịu.

         - Nguyên liệu: rơm, cỏ, dây khoai lang, ngọn sắn, lá sắn, thân chuối, lá chuối, dây lạc, thân ngô, lá ngô, ngọn mía...

        - Cách làm: Phơi héo nguyên liệu; băm thành đoạn nhỏ 2-5 cm (hoặc phay nát bằng máy phay cỏ); trộn đều 4 kg mật rỉ và 0,5 kg muối ăn vào 100 kg nguyên liệu, hoặc rải từng lớp 10 cm và phun đều, nếu không cỏ rỉ mật có thể dùng 2 kg muối với 4 – 5 kg bột sắn trộn ngô, hay cám gạo càng tốt. Sau đó trộn đều muối với lại bột hoạc rỉ mật với lại thức ăn xanh (càng đều càng tốt). Cho vào hố ủ, bể ủ (có mái che) hoặc túi ủ. Nén chặt để đuổi hết không khí khỏi túi ủ, hố ủ. Phủ kín bằng ni lông. Thời gian ủ: 10 - 15 ngày. Thời gian bảo quản: 4 - 6 tháng. Để nơi râm mát, tránh mưa, nắng và chuột cắn. Buộc kín túi sau mỗi lần lấy cho trâu bò ăn.

         Lưu ý: ta cần tính mỗi hố ủ hay túi ủ sao cho khi mở ra cho trâu bò ăn khoảng 3 - 4 ngày là hết để tránh thức ăn bị mốc khi không khí vào. Cần nắm vững kỹ thuật, nếu ủ sai thì thức ăn sẽ bị mốc, nhớt, hư thối, gây ngô độc cho trâu bò.

        2.2. Kỹ thuât ủ thức ăn bằng ure

        - Đào hố rồi lót ni lông hoặc xây bể xi măng để làm hố ủ hoặc ủ trong túi nilong.

        - Hòa tan 4 kg Urê + 0,5 kg muối ăn+ 0,5 kg vôi Ca(OH2) trong 80 – 100 lít nước dùng cho 100 kg nguyên liệu (rơm, cỏ khô). Xếp nguyên liệu thành lớp dày từ 20 - 30 cm trong hố ủ. Phun đều dung dịch phân urê. Nén lại, xếp tiếp và tưới tiếp các lớp khác. Đậy kín hố ủ bằng bạt ni lông. Thời gian ủ: 2 - 3 tuần. Thời gian bảo quản: 4 - 6 tháng.

           Lưu ý: với loại thức ăn này chủ yếu cho trâu bò ăn bổ xung. Đối với trâu bò trưởng thành ngày ăn không qua 7 kg, bê nghé 2 – 3 kg và nên cho ăn sau khi ăn thức ăn ủ chua hoặc thức ăn xanh.

          3. Vệ sinh thú y

         + Chuồng trại: quét dọn hàng ngày, nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, vì nuôi nhốt nếu nền chuồng bẩn trâu bò hay bị bệnh hà thối móng. Khử trùng tiêu độc nền chuồng, hố ủ phân bằng vôi bột.

          + Phòng bệnh:

        - Đối với bê nghé từ 1 - 2 tháng tuổi tẩy giun đũa (sử dụng theo hướng dẫn của từng loại thuốc).

        - Đối với trâu, bò mỗi năm tẩy sán lá gan một lần (trâu, bò mang thai không được tẩy), sử dụng theo hướng dẫn.

        + Tiêm phòng: Định kỳ tiêm phòng vào vụ Xuân - Hè và Thu -  Đông.

        - Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng: 2 lần/ năm (vào tháng 3 + 4 và tháng 9 + 10 hàng năm).

       - Tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng, bệnh Viêm da nổi cục theo hướng dẫn của Chi cục thú y.

     + Trị ruồi, ghẻ: Cách phun dung dịch Hantox 100 cho mỗi trâu, bò 0,5 lít, phun lại sau 5 ngày.

   +Trị ve: Hantox, hoạc tiêm thuốc có chứa thành phần Ivermectin như: Hanmectin; Biomectin…

Ảnh minh họa mô hình nuôi bò bằng thức ăn ủ chua

TS. Vũ Đức Hạnh - Trưởng phòng Chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 6668
  • Hôm qua: 4613
  • Tuần này: 29296
  • Tuần trước: 27766
  • Tháng này: 238229
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2806290
0225.3541.398 
messenger icon