Một số thông tin về " Bệnh lưỡi xanh" trên gia súc nhai lại và động vật hoang dã

15:32:19 26/10/2024 Lượt xem 7565 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

         Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay có nhiều bệnh mới phát sinh mà nguồn gốc từ các nước ngoài xâm nhập vào nước ta như: cúm gia cầm, lở mồm long móng, bệnh tai xanh, dịch tả Châu phi…. Hiện nay, trên thế giới đang xuất hiện một loại bệnh mới đó là bệnh lưỡi xanh trên gia súc nhai lại và động vật hoang dã. Bệnh lưỡi xanh là bệnh được xác định do vi rút là một thành viên của họ Reoviridae gây ra. Bệnh không truyền nhiễm mà lây qua côn trùng, ảnh hưởng đến các động vật nhai lại như bò và cừu, nhưng không ảnh hưởng đến lợn hoặc ngựa. Bệnh không chỉ gây tỷ lệ chết cao ở cừu mà còn ảnh hưởng đến năng suất của gia súc, gây ra thiệt hại kinh tế lớn đối với các hộ chăn nuôi và đe dọa an ninh lương thực, thực phẩm. Bệnh lưỡi xanh có thể gây tử vong cho các loài nhai lại như trâu, bò, dê cừu. Một biến thể mới của căn bệnh này đã lây lan ở Bắc Âu từ cuối năm ngoái, dẫn đến các chiến dịch tiêm chủng ở các quốc gia bị ảnh hưởng như Pháp.

          Tại Việt Nam, bệnh lưỡi xanh chưa ghi nhận gia súc nào nhiễm bệnh nhưng đây là bệnh truyền nhiễm nguy cơ lây lan từ vùng nọ sang vùng kia, nước nọ sang nước kia là rất cao. Để tìm hiểu về bệnh lưỡi xanh trên gia súc nhai lại và động vật hoang dã, chúng tôi cung cấp một số thông tin như sau:

             1. Bệnh Lưỡi xanh là gì?

           Bệnh Lưỡi xanh (LX) là một căn bệnh không truyền nhiễm, có tác nhân là vi rút, ảnh hưởng đến động vật nhai lại gia súc và hoang dã (chủ yếu là cừu và cũng bao gồm cả bò, dê, trâu, linh dương, hươu, nai và lạc đà), lây truyền qua côn trùng, nhất là loài muỗi đốt Culicoides. Vi rút gây ra bệnh LX được xác định là một thành viên của họ Reoviridae. Hai mươi bốn kiểu huyết thanh khác nhau đã được phát hiện và khả năng gây bệnh của mỗi loại này khác nhau đáng kể.

         Mức độ nghiêm trọng của bệnh khác nhau tùy theo loài, trong đó nghiêm trọng nhất ở cừu, bao gồm các triệu chứng sụt cân, gián đoạn quá trình phát triển lông và gây chết. Ở những con cừu mẫn cảm, tỷ lệ nhiễm bệnh có thể lên tới 100%. Tỷ lệ tử vong trung bình chỉ từ 2-30% nhưng có thể tăng vọt tới 70%.

         So với cừu, bò mẫn cảm hơn và mức độ các triệu chứng lâm sàng thay đổi tùy theo chủng vi rút. Hiện nay, chủng vi rút LX đang lưu hành ở Bắc Âu có ý nghĩa đáng kể về dịch tễ học, do gây triệu chứng lâm sàng trên bò.

          Ở những quốc gia có bệnh LX lưu hành, tác động chủ yếu là mất đi hoạt động thương mại do các hạn chế và chi phí giám sát, xét nghiệm sức khỏe và tiêm chủng. Bệnh LX là một căn bệnh được xếp vào Bộ luật Sức khỏe Động vật trên cạn của OIE và theo Bộ luật này, các trường hợp nhiễm bệnh phải được báo cáo cho Tổ chức Thú y thế giới.

            2. Phân bố địa lý

          Bệnh LX phân bố trên toàn cầu, đặc biệt ở những khu vực có loài côn trùng truyền bệnh – loài muỗi đốt Culicoides hiện diện, bao gồm châu Phi, châu Á, châu Úc, châu Âu, Bắc Mỹ và một số đảo ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở những khu vực có mùa đông không quá khắc nghiệt, cho phép muỗi đốt sống sót, cũng tạo điều kiện cho vi rút tồn tại. Có hơn 1.000 loài Culicoides nhưng chỉ có khoảng 20 loài là vật trung gian truyền vi rút LX còn năng lực gây bệnh. Do đó, sự phân bố địa lý của các loài côn trùng truyền bệnh thường sẽ hạn chế sự phân bố của bệnh. Cừu sống ở các vùng lưu hành thường có sức đề kháng tự nhiên với bệnh LX. Dịch có thể bùng phát ở một khu vực khi những con cừu mẫn cảm hơn, đặc biệt là các giống cừu châu Âu được đưa vào các khu vực lưu hành, hoặc do sự di chuyển theo gió của muỗi Culicoides bị phơi nhiễm, chúng mang thêm vi rút đến khu vực lưu hành. Sự xuất hiện của bệnh LX thường song song với hoạt động của véctơ tăng đột biến trong thời kỳ nhiệt độ cao và lượng mưa lớn, bệnh cũng giảm dần khi xuất hiện đợt sương giá hoặc thời tiết lạnh khắc nghiệt hơn./.

             3. Sự truyền và lây lan bệnh

           Côn trùng là chìa khóa để truyền vi rút LX giữa các loài động vật. Các véctơ bị nhiễm vi rút LX sau khi tiêu thụ máu của động vật bị nhiễm bệnh. Nếu không có véctơ, bệnh không thể lây lan từ động vật này sang động vật khác. Sự lây truyền vi rút LX có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong mùa mưa. Gia súc bị nhiễm bệnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vi rút lưu hành tại một khu vực. Những gia súc này là nguồn vi rút suốt nhiều tuần, trong khi có ít hoặc không có triệu chứng lâm sàng bệnh và thường là vật chủ ưa thích của côn trùng truyền bệnh.

          Vi rút đã được tìm thấy trong tinh dịch của những con bò đực và cừu đực bị nhiễm bệnh, có thể lây truyền sang những con bò cái và cừu cái mẫn cảm với mầm bệnh, nhưng đây không được xem là nguyên nhân gây lây lan đáng kể. Vi rút LX cũng có thể được truyền qua nhau đến thai nhi.

             Vi rút không lây truyền qua tiếp xúc với động vật, các sản phẩm len hoặc sữa.

             4. Rủi ro sức khỏe cộng đồng

             Không có rủi ro về vấn đề sức khỏe cộng đồng liên quan đến bệnh LX.

              5. Triệu chứng lâm sàn

             Các triệu chứng lâm sàng ở cừu bị nhiễm bệnh có thể không giống nhau và bao gồm:

              - Sốt.

              - Xuất huyết và loét mô miệng và mũi.

              - Chảy nhiều nước dãi, sưng môi, sưng lưỡi và hàm.

               - Viêm vành (phía trên) móng và đi khập khiễng.

               - Yếu ớt, suy nhược, sút cân.

               - Tiêu chảy nhiều, nôn mửa; viêm phổi.

                Lưỡi có màu xanh do chứng xanh tím (hiếm gặp).

               - Cừu cái mang thai có thể bị sảy thai.

 

            Trong quá trình hồi phục của những con cừu có thể gặp tình trạng rụng lông một phần hoặc toàn bộ do gián đoạn phát triển lông. Các triệu chứng lâm sàng trên con vật phụ thuộc vào chủng vi rút, các loài gia súc nhai lại khác như dê thường không có hoặc có ít triệu chứng lâm sàng.

             6. Chẩn đoán

           Trường hợp nghi ngờ là bệnh LX, dựa trên các dữ kiện cần thiết như triệu chứng lâm sàng điển hình, sự phổ biến của các côn trùng trung gian truyền bệnh và đặc biệt là ở những khu vực bệnh lưu hành, để xác nhận chẩn đoán. (Quy định về sức khỏe động vật trên cạn của OIE và Sổ tay xét nghiệm chẩn đoán và vắc xin cho động vật trên cạn của OIE).

            7. Phòng ngừa và kiểm soát

            Ở những vùng lưu hành, các chương trình giám sát chủ động lấy mẫu động vật trong các đàn trọng điểm để theo dõi sự hiện diện của vi rút. Kết hợp với các chương trình giám sát chủ động để xác định vị trí, phân bố và tỷ lệ lưu hành của côn trùng truyền bệnh trong khu vực, các biện pháp kiểm soát có thể được thực hiện kịp thời như: Xác định, giám sát và truy tìm các loài động vật mẫn cảm và có nguy cơ nhiễm bệnh; Kiểm dịch và/hoặc hạn chế vận chuyển động vật trong thời kỳ hoạt động của côn trùng; Xác định các vùng cụ thể; Tiêm chủng; Dùng các biện pháp kiểm soát côn trùng.

          Tiêm vắc xin được xem như biện pháp hiệu quả và thiết thực nhất để giảm thiểu tổn thất liên quan đến bệnh LX, đồng thời làm đứt gãy sự chuyển đổi từ động vật nhiễm bệnh thành vật trung gian truyền bệnh. Cần sử dụng vắc xin được phát triển để bảo vệ chống lại chủng (hoặc các chủng) virút cụ thể đang lưu hành ở một khu vực nhất định./.

TS. Vũ Đức Hạnh – TP Chuyển giao kỹ thuật Nông nghiêp

 

 

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 7930
  • Hôm qua: 14447
  • Tuần này: 51228
  • Tuần trước: 62771
  • Tháng này: 456880
  • Tháng trước: 555226
  • Lượt truy cập: 4490155
QR Code

Dùng điện thoại scan mã QR này để truy cập vào website

QR Code
0225.3541.398 
messenger icon