Một số cách nhận biết sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 và cách phòng trừ đạt hiệu quả cao

09:45:28 05/05/2021 Lượt xem 1770 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

     Trước diễn biến phức tạp của dịch sâu cuốn lá nhỏ lứa 2, ngày 28/04/2021, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng cùng với Trạm Khuyến nông  Kiến Thụy đã đi kiểm tra tình hình sâu bệnh, trực tiếp hướng dẫn các hộ nông dân nhận biết sâu bệnh và cách phòng trừ đạt hiệu quả tại xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

Đồng chí Cao Thanh Huyền - Phó Giám đốc Trung tâm và cán bộ Khuyến nông

kiểm tra, hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh.

         Trong tình hình diễn biến sâu bệnh hiện nay rất phức tạp. Sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 vũ hóa kéo dài không tập trung, thời tiết âm u tạo cơ hội cho bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại trên các giống nhiễm, các loại sâu bệnh khác (bệnh khô vằn, rầy nâu, … ) phát triển mạnh, do vậy các hộ nông dân chú ý thường xuyên kiểm tra thăm đồng làm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả nhất,  bảo vệ lúa Xuân 2021 đạt năng suất cao.

           Một số cách nhận biết và biện pháp phòng trừ như sau:

          Thứ nhất đối với sâu cuốn lá nhỏ lứa 2:  Giai đoạn lúa làm đòng có mật độ  sâu non từ 20 con/m2 trở lên phải tiến hành phun trừ. Sử dụng một trong các loại thuốc BVTV sau: Vitako 40WG, Takumi 20SC, Voliam Targo 63SC.... Đối với những diện tích sau khi phun mật độ còn cao nhất thiết phải phun lần 2.

          Thứ hai đối với bệnh đạo ôn cổ bông: Theo dõi diễn biến thời tiết và sinh trưởng của lúa để phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông  trên các giống nhiễm như: Nếp, TBR 225, Đài Thơm 8, Thái Xuyên 111.... Thời điểm phun trừ: khi lúa đòng già - nứt bẹ, phun lại 2 lần sau lần thứ nhất 5 đến 7 ngày. Loại thuốc phun trừ: Filia 525SC, Bump 650WP, Kasai-s 92SC, Fujione 40WP,…

        Thứ ba đối với bệnh khô vằn: Kết hợp phun trừ sâu cuốn lá nhỏ với bệnh khô vằn trên những diện tích lúa bị nhiễm bệnh từ 10% trở lên bằng các loại thuốc đặc hiệu: Anvil 5SC, Nevo 330EC, Tilt Super 300EC, Camilo 150SC, Hecwin 5SC, Help 400SC, Cavil 50SC, Lervil 50SC,...

           * Lưu ý: Trong vòng 4h sau khi phun thuốc gặp mưa phải phun lại để đạt hiệu quả phòng trừ. Pha và phun thuốc đúng nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn trên bao gói thuốc bảo vệ thực vật. Kỹ thuật phun trừ: Dùng bình bơm phun sương để phun trừ sâu bệnh có hiệu quả cao (tuyệt đối không sử dụng ống phụt).

Ks. Nguyễn Đức Lựu - Trạm Khuyến nông Kiến Thụy

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 935
  • Hôm qua: 14587
  • Tuần này: 53399
  • Tuần trước: 73453
  • Tháng này: 284883
  • Tháng trước: 566218
  • Lượt truy cập: 4652892
QR Code

Dùng điện thoại scan mã QR này để truy cập vào website

QR Code
0225.3541.398 
messenger icon