Kiến An tập trung hướng dẫn, biện pháp chăm sóc phòng bệnh cho động vật nuôi trong điều kiện nắng nóng

09:42:34 19/05/2024 Lượt xem 605 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

         Mùa hè thời tiết thường xuyên xảy ra nắng nóng, ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của đàn vật nuôi: gia súc, gia cầm thường ăn kém, ốm yếu, sức đề kháng bị suy giảm mạnh, năng suất giảm. Các loại dịch bệnh như: tiêu chảy, cảm nóng, cảm nắng, viêm phổi, tụ huyết trùng, dại,... dễ phát sinh.

        Quận Kiến An tổng đàn vật nuôi là 96.132 con, trong đó: lợn 2.810 con, đại gia súc 172 con, gia cầm, thủy cầm 93.150 con (theo số liệu thống kê tháng 4/2024). Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của thời tiết nắng nóng gây ra, Trạm Khuyến Nông An Dương, Cụm Khuyến nông Kiến An tập trung hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện một số biện pháp sau:

            1. Các biện pháp kỹ thuật phòng chống nắng, nóng.

             a) Đối với chuồng trại chăn nuôi

            - Chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo thoáng, mát phù hợp với từng loại hình chăn nuôi, điều kiện hộ dân và đối tượng vật nuôi. Trong những tháng mùa hè và những ngày nắng nóng trong năm, cần áp dụng các biện pháp chống nắng nóng đối với chuồng nuôi như sau:

           - Trồng cây leo phủ mái, phủ rơm, rạ, lá cây, trồng cây xanh xung quanh chuồng nuôi...để giảm bớt ánh nắng chiếu trực tiếp vào mái, tường, chuồng nuôi.

 

Chuồng chăn nuôi trồng cây lấy bóng mát để giảm bớt ánh nắng

         - Lắp đặt giàn phun mưa trên đỉnh mái; khoảng 3m nóc mái 01 vòi phun. Khi phun mưa cần quan tâm việc tăng cường thông gió và thoát nước xung quanh, tránh làm tăng độ ẩm trong chuồng nuôi.

           - Lắp quạt làm mát cho vật nuôi; nên dùng quạt treo tường, cao hơn lưng vật nuôi để đảm bảo an toàn. Không nên dùng quạt trần.

           - Đối với hệ thống chuồng kín ở các trang trại công nghiệp thường xuyên kiểm tra hệ thống làm mát, hệ thống thông gió chuồng nuôi; có phương án đề phòng mất điện để đảm bảo hệ thống thông gió, làm mát hoạt động bình thường. Đồng thời thường xuyên kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi để vận hành hệ thống phù hợp.

            - Nền chuồng: nền chuồng không để đọng nước, thường xuyên thu gom, làm vệ sinh sạch sẽ các chất thải (phân, nước tiểu) nhằm giảm sức nóng và khí độc từ các chất thải bốc lên.

            - Che chắn: cần che, chắn tránh ánh nắng buổi chiều chiếu trực tiếp vào đàn vật nuôi.

           b) Đối với thức ăn, nước uống

          - Trong những ngày nắng nóng, cần cung cấp cho vật nuôi đầy đủ thức ăn đảm bảo chất lượng, không ôi thiu, mốc thối, không nhiễm bẩn, cho ăn đầy đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu sinh lý từng giai đoạn.

            - Cho ăn những thức ăn dễ tiêu, uống nước mát đầy đủ, nên cho thức ăn tinh vào sáng sớm và chiều tối.

           - Nước uống: luôn đảm bảo đủ nước uống sạch, mát, cần che, chắn tránh ánh nắng trực tiếp vào nguồn nước (téc nước), hệ thống cấp nước (đường ống, máng uống), đồng thời thường xuyên kiểm tra độ nóng của nước đảm bảo nước uống cho vật nuôi luôn mát (nhiệt độ của nước uống 20-25°C là tốt nhất).

Cung cấp thức ăn nước uống cho đàn vật nuôi

            Chăn thả, vận chuyển

           - Vào mùa nắng nóng, buổi sáng đi chăn thả sớm (6 giờ thả, 8 giờ về); buổi chiều chăn thả muộn (16 giờ thả, 18 giờ về chuồng) và nên buộc ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu, bò nghỉ ngơi.

           - Không để vật nuôi làm việc, vận động quá lâu trong điều kiện thời tiết nắng nóng, không chăn thả vào buổi trưa khi ngoài trời nắng gắt, nhiệt độ ngoài trời quá cao.

             - Hạn chế vận chuyển vật nuôi khi trời nắng nóng, nếu phải vận chuyển đi xa thì phải có phương tiện vận chuyển chuyên dụng, mật độ hợp lý đồng thời dừng nghỉ để cung cấp đầy đủ nước uống cho vật nuôi.

             - Nên tắm, chải cho lợn đực giống, lợn nái hậu bị, nái mang thai, lợn vỗ béo và đại gia súc tại những thời điểm chiều mát đảm bảo vệ sinh thân thể, thoát nhiệt tốt. Vào mùa nắng nóng cần tắm cho lợn 2 lần/ngày (buổi sáng thời gian từ 8-9 giờ, buổi chiều từ 15-16 giờ, không nên tắm cho lợn vào lúc trời quá nóng vào khoảng thời gian từ 11-14 giờ); tắm cho trâu, bò 1-2 lần/ ngày để giảm nhiệt cho cơ thể và định kỳ vệ sinh thân thể, phòng chống các bệnh ngoài da bằng Pyrethroids, Virkon...

           - Cho uống đủ nước, bổ sung Vitamin C để giải nhiệt, cần đảm bảo đầy đủ nước sạch cho vật nuôi.

             d) Vệ sinh thú y và phòng bệnh

           - Sử dụng các chế phẩm sinh học phun khử mùi hôi và giảm ô nhiễm môi trường như: Emuniv, Balasa, AT-YTB, cụ thể:

           + Dùng 01 lít chế phẩm AT-YTB hòa với 10 lít nước (pha tỷ lệ 1/10) hoặc 200g chế phẩm AT-YTB hòa với 20 lít nước sử dụng cho diện tích 50m chuồng, trại chăn nuôi.

           + Đối với chế phẩm Balasa N01 hoặc Emuniv dùng 01 kg trộn 10 kg cám ngô hoặc cám gạo rắc 30m nền chuồng nuôi gia cầm.

           - Khử trùng tiêu độc chuồng trại định kỳ 2 tuần/lần nhằm tiêu diệt mầm bệnh và khống chế dịch bệnh lây lan.

Ks. Phạm Thị Thu Hải - Trạm khuyến nông An Dương

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 6439
  • Hôm qua: 9996
  • Tuần này: 16435
  • Tuần trước: 55422
  • Tháng này: 283724
  • Tháng trước: 488381
  • Lượt truy cập: 3721970
QR Code

Dùng điện thoại scan mã QR này để truy cập vào website

QR Code
0225.3541.398 
messenger icon