Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống dịch bệnh dịch tả lợn Châu phi

09:30:34 07/06/2022 Lượt xem 564 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

            Dịch bệnh Dịch tả lợn Châu phi gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi, ảnh hưởng đến các vấn đề về an sinh xã hội và môi trường. Tính đến tháng 6/2022, dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang xuất hiện trở lại ở nhiều địa phương. Để hạn chế dịch bệnh, người chăn nuôi cần chú ý một số biện pháp kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học như sau:

          Nhập giống rõ nguồn gốc xuất xứ, vận chuyển từ nơi khác ngoài Hải Phòng về phải có giấy kiểm dịch động vật vận chuyển theo quy định; nuôi tách riêng khi mới mua để theo dõi tình hình dịch bệnh ít nhất 14 ngày.

           Sử dụng thức ăn dùng trong chăn nuôi có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh, đủ dinh dưỡng. Thức ăn cho lợn phải đảm bảo dinh dưỡng: lợn thương phẩm (độ đạm 14-18%); Lợn hậu bị, nái chửa (độ đạm 13-15%), nái nuôi con (độ đạm 15-16%), lợn con (độ đạm 18-20%).

          Hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn thừa, tái chế từ nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp. Trường hợp sử dụng thức ăn thừa phải xử lý nhiệt để diệt mầm bệnh trong thức ăn; đồng thời vệ sinh, sát trùng dụng cụ chứa thức ăn trước và sau khi đưa vào khu vực chăn nuôi.

         Tăng cường bổ sung chế phẩm sinh học, thảo dược, acid hữu cơ vào thức ăn, nước uống, giúp vật nuôi tiêu hóa hấp thu tốt, tăng cường sức đề kháng, hạn chế dịch bệnh. Bổ sung một số chế phẩm sinh học có chứa các chủng Bacillus Streptomyecs sp, Lactobacillus, nấm men Saccharomyces cerevisiae vào thức ăn nước uống và bơm chuồng trại giúp giảm mùi hôi chuồng nuôi.

         Tiêm đầy đủ các loại vắc xin cho lợn theo đúng lứa tuổi hoặc định kỳ tiêm phòng, đặc biệt chú ý một số loại vắc xin như: Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, đóng dấu, Lở mồm long móng, tai xanh, suyễn…

        Thực hiện tốt các biện pháp cách ly, ngăn chặn vật chủ trung gian truyền bệnh, có tường bao hoặc hàng rào kín và phải ra cố lưới chắn côn trùng, vật chủ trung gian truyền bệnh; có cổng ra vào khu chuồng nuôi và hố khử trùng tại cổng ra vào; Kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra – vào khu vực chăn nuôi.

          Khử trùng giày dép, phương tiện, dụng cụ trước khi đưa ra/vào trại chăn nuôi.

         Hàng ngày quét dọn và thu gom chất thải để xử lý, đồng thời phun khử trùng chuồng trại, dụng cụ và toàn bộ khu vực chăn nuôi tối thiểu 2 tuần/lần (nơi không có dịch), 1 lần/tuần (nơi có nguy cơ bị dịch) và tăng cường phun khử trùng khi có dịch bệnh, phun bằng các loại thuốc sát trùng Vikol, Benkocid, Han-Iodine…

         Bố trí hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi (hầm Biogas, hố ủ phân, bể Bast, đệm lót sinh học…), không thải trực tiếp chất thải chăn nuôi ra ngoài khu dân cư nhằm bảo vệ môi trường.

         Bà con cần thực hiện “5 không”: Không dấu dịch; Không mua lợn mắc bệnh, sản phẩm lợn mắc bệnh; Không buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn, sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, lợn bệnh; Không nuôi lợn thả rông, không vận chuyển lợn bị mắc bệnh dịch tả lợn ra khỏi vùng dịch; Không vứt xác lợn nghi mắc bệnh dịch tả lợn bừa bãi.

       Phối hợp chặt chẽ với cán bộ kỹ thuật, cơ quan thú y, chính quyền địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh theo đúng quy định.

        Do chưa có Vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn Châu phi nên bà con cần thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn trên. Đồng thời bà con cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo đúng quy định và hướng dẫn của cơ quan thú y, chính quyền địa phương, cơ quan Khuyến nông; giảm thiểu nguy cơ, rủi ro do dịch bệnh, ổn định phát triển chăn nuôi lợn trong thời gian tới.

Ths. Bùi Thị Nguyên – Phòng Chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 4261
  • Hôm qua: 4854
  • Tuần này: 22295
  • Tuần trước: 28914
  • Tháng này: 288338
  • Tháng trước: 274746
  • Lượt truy cập: 2693175
0225.3541.398 
messenger icon