Bước đầu ứng dụng kỹ thuật phun Vaccine VH + H120 và TAbic IB var cho gia cầm thay thế tiêm phòng

07:58:35 02/08/2021 Lượt xem 5279 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

      Đổi mới cách làm, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi: Ứng dụng công nghệ phun Vaccine của hãng Phibro (Mỹ) vào nghề chăn nuôi gia cầm.

Khuyến nông viên hướng dẫn người chăn nuôi kỹ thuật phun Vaccine VH+H120 và TAbic IB var

      Từ xưa đến nay, với nghề chăn nuôi gia cầm nói chung thì công đoạn làm Vaccine chủng ngừa cho vật nuôi là công đoạn vất vả và gây tốn kém nhiều chi phí nhất cho người chăn nuôi. Với phương pháp chủng ngừa Vaccine truyền thống người chăn nuôi gặp phải rất nhiều vấn đề: Chi phí sản xuất tăng cao, thất thoát đầu con do những sai sót trong quá trình chủng ngừa, vật nuôi bị strees làm ảnh hưởng đến quá trình đáp ứng miễn dịch, trình độ nhân lực không đồng đều dẫn đến hiệu quả chủng ngừa bị ảnh hưởng; Thời gian làm Vaccine kéo dài từ 1 – 2h liên tục làm ảnh hưởng tới chất lượng của Vaccine (đặc biệt là các dòng Vaccine sống). Chính những vấn đề còn tồn tại trên trong ngành chăn nuôi gia cầm đã làm cho hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi bị sụt giảm đi rất nhiều.

       Vaccine VH + H120 và TAbic IB var là Vaccine sống nhược độc được công ty NutriVet nhập khẩu từ tập đoàn Phibro – Mỹ. Trong đó Vaccine VH + H120 là Vaccine sống kết hợp phòng bệnh Newcastle chủng VH và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm H120; Vaccine TAbic IB var là Vaccine sống dạng viên sủi chịu nhiệt giúp phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm nhóm 793B (TAbic IB var giúp các trang trại chăn nuôi gà kiểm soát bệnh IB thận, IB hô hấp…)

        Hướng dẫn sử dụng Vaccine VH + H120 và TAbic IB var

        1. Lịch sử dụng Vaccine VH + H120 & TAbic IB Var

Loại Vaccine

Ngày tuổi chủng ngừa

Đường cấp vaccine

VH + H120 & TAbic IB var

 

1 – 5

Phun sương

(Kích thước hạt > 100 micromet)

VH + H120 & TAbic IB var

 

18 – 20

Phun sương

(Kích thước hạt > 100 micromet)

      2. Kỹ thuật phun Vaccine

       Bước 1: Tính toán lượng nước cần sử dụng/số lượng đầu gà/ thời gian phun

       Bước 2: Chuẩn bị bình phun vaccine dung tích 5L; Vaccine VH + H120 & TAbic IB var; Nước sạch đã qua sử lý bằng sữa pha Vaccine để loại bỏ tạp chất.

       Lưu ý: Nước sử dụng để phun Vaccine cấp được làm lạnh ở nhiệt độ từ 15 – 200C trước khi tiến hành hòa Vaccine và phun

      Bước 3: Điều chỉnh bình phun ở chế độ phun cao nhất, kiểm tra pép phun và phun thử bằng nước trắng

       Bước 4: Tiến hành quây gà, giới hạn diện tích chuồng nuôi

 

        Thu nhỏ diện tích quây úm để tiến hành phun vaccine

        Bước 5: Tiến hành pha vaccine và phun Vaccine

        Khi phun cần lưu ý các thông số kỹ thuật sau:

        Đối với chuồng kín

     + Khi gà còn nhỏ dưới 1 tuần tuổi: Cần tắt hết quạt hút của chuồng nuôi trong thời gian phun, và sau khi phun xong từ 10 – 15 phút thì bật lại.

       + Khi gà trên 2 tuần tuổi: Bật quạt ở đối diện với góc quây ép gà.

       Ánh sáng cần đạt khi phun

      Bật tối đa số bóng đèn trong chuồng nuôi

      Lưu ý: Tắt hết bóng úm hồng ngoại hoặc bóng đỏ

      Khoảng cách từ đầu gà đến vòi phun

      Khoảng cách từ đầu gà đến vòi phun là từ 50 – 70 cm

      Với sự tư vấn, tuyên truyền hỗ trợ nhiệt tình của chị Bùi Thị Liên cán bộ Khuyến nông Trạm Khuyến nông Thủy Nguyên và cán bộ kỹ thuật công ty thuốc thú y NutriVet trong việc chuyển giao công nghệ, cũng như sự ham học hỏi, anh Đặng Thế Hùng và anh Bùi Ngọc Chín huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đã tiên phong áp dụng công nghệ phun Vaccine VH + H120 (Phòng bệnh Newcastle và bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm) kết hợp với Vaccine TAbic IB var (Phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm chủng mới) cho đàn gia cầm của gia đình mình. Đến nay đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ phun Vaccine cho gia cầm, kết quả đánh giá cho năng suất và hiệu quả cao.

         Theo anh Đặng Thế Hùng tại Chợ Tổng xã Lưu Kiếm huyện Thủy Nguyên Hải Phòng chia sẻ: Do quy mô chăn nuôi của gia đình anh là rất lớn, mỗi lứa gà gia đình anh thường vào với số lượng là từ 15.000 con cho đến 20.000 con nên thời gian làm Vaccine theo cách truyền thống cho mỗi lần là thường kéo rất dài từ 4 – 6h. Chính vì thời gian chủng ngừa kéo dài nên sau mỗi lần chủng ngừa thì đàn gà của gia đình anh bị strees rất nặng nề, đàn gà thường ăn uống kém hơn sau mỗi lần làm Vaccine điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề về việc tăng trọng cũng như sự phát triển của đàn gà. Ngoài ra anh Hùng còn chia sẻ thêm rằng: cứ sau mỗi lần quây bắt gà kéo dài đàn gà bị bệnh hô hấp dẫn dùng kháng sinh để kiểm soát, làm gia tăng chi phí thuốc thú y.

        Kể từ khi anh Hùng áp dụng công nghệ phun Vaccine VH + H120 và TAbic IB var của Phibro (Mỹ) thì những vấn đề anh băn khoăn và lo lắng đã hoàn toàn được giải quyết. Đặc biệt với công nghệ phun vaccine anh Hùng đã tiết kiệm được 30 – 40% chi phí thuốc thú y cho bệnh hô hấp so với phương pháp làm truyền thống.

       Còn theo anh Bùi Ngọc Chín có địa chỉ tại Tổ dân phố Quyết Tiến – thị trấn Minh Đức huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng chia sẻ: Từ khi áp dụng được công nghệ phun vaccine VH + H120 và TAbic IB var cho đàn gà nhà mình để thay thế phương pháp làm Vaccine truyền thống đã giúp cắt giảm được từ 8 – 10% về chi phí nhân công trong sản xuất; Thời gian lao động dành cho công đoạn chủng ngừa Vaccine được cắt giảm đi nhiều, thay vì phải mất từ 2 – 3h và với số lượng lao động từ 3 – 5 người tiêm cho đàn gà 5000 con, nay cần 1 nhân công lao động và thời gian từ 10 – 15 phút. Tính đến nay, nhờ việc thường xuyên áp dụng công nghệ kỹ thuật vào chăn nuôi, anh Chín đã nâng tổng đàn gia cầm của gia đình từ 5000 con lên 7000 con, sản lượng hàng năm cho ra thị trường khoảng 40 tấn gà thịt/năm. Mỗi năm sau khi trừ hết chi phí gia đình anh Chín thu lãi khoảng 300 triệu đồng/năm.

Anh Chín cùng đàn gà khỏe mạnh

      Cùng với các chính sách mở cửa, hội nhập về kinh tế của nhà nước thì ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt. Do vậy việc áp dụng các tiến bộ khoa học mới vào lĩnh vực chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng là rất cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản xuất. Với sự thành công trong việc áp dụng công nghệ phun Vaccine cho gia cầm tại trang trại chăn nuôi trên địa bàn Thủy Nguyên hứa hẹn sẽ có nhiều mô hình được nhân rộng trên địa bàn toàn thành phố và các tỉnh thành lân cận.

Ks. Bùi Thị Liên – Trạm KN Thuỷ Nguyên

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 5724
  • Hôm qua: 9820
  • Tuần này: 5724
  • Tuần trước: 73453
  • Tháng này: 237208
  • Tháng trước: 566218
  • Lượt truy cập: 4605217
QR Code

Dùng điện thoại scan mã QR này để truy cập vào website

QR Code
0225.3541.398 
messenger icon