Biện pháp phòng tránh Stress nhiệt trong chăn nuôi gà

16:51:23 13/06/2024 Lượt xem 1201 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

            Stress nhiệt là trạng thái nhiệt độ môi trường chênh lệch lớn với vùng nhiệt độ trung hòa của cơ thể gia súc, gia cầm gây xáo trộn các hằng số sinh lý trong cơ thể. Đây chính là yếu tố bất lợi cho chăn nuôi gia cầm nhất là chăn nuôi gà, nhiều loại bệnh chuyển biến phức tạp, gây những tổn thất để khắc phục. Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến đàn gà trong những ngày thời tiết nắng nóng gia tăng đó chính là Stress nhiệt trên gà. Ảnh hưởng của Stress nhiệt đến sức khỏe và tăng trưởng của gà có thể gây ra những thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Do đó vấn đề phòng chống Stress nhiệt cho vật nuôi là một khâu hết sức quan trọng.

           Gia cầm không giống như các động vật máu nóng khác, gà không có tuyến mồ hôi để giải phóng nhiệt độ cơ thể, mà gà thường tỏa nhiệt dư thừa theo bốn cách như sau:

           - Bốc hơi nước: gà không có tuyến mồ hôi nên sự bốc hơi nước không xuất hiện trên bề mặt da mà chủ yếu bốc hơi nước qua đường hô hấp để giảm nhiệt độ cơ thể (gà thở hổn hển). Để bốc hơi 1 gram nước phải tiêu tôn 540 calo năng lượng.

           - Bức xạ nhiệt: truyền sức nóng của mình cho các đối tượng khác xung quanh qua không khí từ bề mặt da bằng các tia bức xạ nhiệt.

           - Đối lưu nhiệt: Thoát nhiệt lên trên theo hình thức đối lưu. Để tăng thoát nhiệt cơ thể bằng đối lưu. Con vật tìm một nơi mát mẻ trong chuồng, xã cánh và mở giãn các mạch máu trong các vách và da.

           - Truyền dẫn nhiệt: Gà sẽ tìm kiếm chui rúc để tiếp xúc trực tiếp vớ các vật có nhiệt độ mát; lồng, đệm lót sàn, nền tường ẩm… và truyền dẫn nhiệt trực tiếp từ cơ thể gà cho các vật lạnh đó

             * Ảnh hưởng của stress nhiệt với gà thịt và gà đẻ.

             - Tăng tỷ lệ chết: gà chết đột tử

             - Giảm khả năng sinh sản: Gà trống và gà mái (đến 30%)

           - Giảm năng suất: Giảm tiêu thụ thức ăn từ 10-12% sinh trưởng chậm lên tới 25% (ít cơ và mỡ), giảm sản lượng trứng (8-10%), thân thịt kém, khó tiêu, Mất cân bằng axit- bazo.

             -  Giảm sức đề kháng

             - Tăng rối loạn chuyển hóa

              - Ảnh hưởng đến năng suất trứng, trứng vỏ mỏng bạc màu

              Gà chết do Stress nhiệt

Gà có triệu chứng mắc bệnh (há miệng, thở dốc, thở hồn hển)

             * Biện pháp phòng chống

            - Nhiệt độ thích hợp cho vật nuôi là 18 - 250C

             - Kết hợp dàn phun mái, quạt trong chuồng, lưới đen che bên ngoài để có hiệu quả tốt nhất.

             - Bổ sung đầy đủ nước cho đàn vật nuôi.

             - Bổ sung thêm các loại Vitamin và chất dinh dưỡng để tránh gà thiếu chất, giảm trọng lượng. Bổ xung muối ăn, chất điện giải, B.Complex giàu Vitamin C vào trong thức ăn, nước uống để giải nhiệt cho gà.

            - Thay đổi thời gian cho gà ăn: Đối với gà từ sau giai đoạn úm, đối với những ngày nắng nóng buổi sáng lên cho ăn từ 5h sáng cho đến khoảng 8h sáng là hết cám, buổi chiều cho ăn lúc 17h. Nếu không ăn hết khẩu phần có thể cho ăn đêm (thời gian từ 24h-2h sáng rồi tắt điện cho gà nghỉ)

           - Bố trí giàn phun nước mát vào chuồng nuôi

           - Thiết kế thêm mái vòm chống nóng bằng tôn lạnh

            - Dùng giàn phun mát

          Trên đây là một số biện pháp phòng tránh Stress nhiệt thường gặp trong mùa nóng của gà cũng như của các loại gia cầm khác. Hi vọng với những biện pháp trên sẽ giúp người chăn nuôi gà nói riêng, chăn nuôi nói chung giảm được ảnh hưởng do nắng nóng.

Ks. Nguyễn Thị Dịu – Trạm KN Thủy Nguyên

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 1396
  • Hôm qua: 10909
  • Tuần này: 32300
  • Tuần trước: 64869
  • Tháng này: 312178
  • Tháng trước: 496745
  • Lượt truy cập: 4020719
QR Code

Dùng điện thoại scan mã QR này để truy cập vào website

QR Code
0225.3541.398 
messenger icon