Sản xuất mạ khay gắn liền với việc sử dụng máy cấy. Đây là công nghệ mới trong khâu gieo cấy, nhằm thúc đẩy sản xuất lúa theo hướng tiên tiến, hiện đại, nâng cao hiệu quả sản xuất của người lao động, góp phần thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Để góp phần mở rộng diện tích, năng suất lúa, trong quá trình sản xuất cần lưu ý một số khâu kỹ thuật sau:
1. Thời vụ gieo cấy: gieo từ 20- 25/6, cấy kết thúc trước ngày 15/7 (nên gieo cấy trà mùa trung) để lúa trỗ 10-15/9 cho năng suất lúa cao nhất.
2. Khâu ngâm ủ giống: nên ngâm ủ giống vào bao lưới, bao gai thoáng, thời gian ngâm ủ 10-12h, đối với lúa thuần từ 48-72h. Giống lúa lai vỏ hạt hở, hút nước nhanh nên khi ngâm ủ cần thường xuyên kiểm tra độ no nước và thay chua, tránh thối mống (trong vụ xuân, cứ 6 – 8 tiếng thay rửa bằng nước ấm một lần). Chiều dài tiêu chuẩn của mầm từ 0.5 – 1.0mm ( hạt sưng trắng mép). Nếu mầm và rễ quá dài khi gieo sẽ gặp khó khăn, nếu mầm không phát triển đủ, quá trình tăng trưởng sẽ không đều. Trước khi gieo hạt giống cần được làm ráo nước, nếu bị ướt sẽ làm cho việc gieo giống không chính xác.
3. Chọn giá thể: lựa chọn đất làm giá thể là đất ruộng ải, đất núi (70+30 trấu hun) có độ pH 4,5-5,5, được nghiền nhỏ, phơi khô trước khi gieo 2-4 tuần, có thể dùng đất bùn tỷ lệ( 70% bùn +20% trấu hun hoặc không hun và 7% phân vi sinh+ 3%NPK).
4. Lượng giống gieo: Gieo đều với lượng giống: Lúa thuần 125g/1khay(1kg giống/sào), lúa lai 110g/khay (0,8kg giống/sào). Gieo xong phủ một lớp đất (đất phủ mộng không được trộn phân) dày từ 3-4 mm (không nên phủ quá dày làm hạt khó mọc). Gieo xong xếp khay chồng từ 25-30 khay. Ủ trong nhà kín hoặc quây kín bằng nilon đen xung quanh cho đến khi mầm mọc “mũi chông” đội khỏi mặt lớp đất phủ khoảng 1-1,5 cm (vụ mùa mất khoảng 2 ngày đêm, vụ xuân 3 ¸ 4 ngày đêm).
Tuổi mạ: từ 10-12 ngày.
5. Làm đất cấy: Lựa chọn đất trên chân vàn, vàn thấp, tất cả các loại đất từ cát pha đến thịt nặng đều thích hợp cho cấy máy. Tuy nhiên đất phải được cày bừa nhuyễn kỹ hơn ruộng cấy tay, cần làm đất trước khi cấy 3-5 ngày, và giữ mực nước 3-5cm, trước khi cấy tháo nước 1-2cm thuận lợi cho máy cấy hoạt động tốt hơn.
6. Mật độ cấy máy: lúa thuần điều chỉnh ở mật độ cấy 30cm hàng sông và 12cm hàng tay, lúa lai điều chỉnh ở mật độ cấy 30cm hàng sông và 14 cm hàng tay, nên cấy theo hướng đông tây, để cây lúa tận dụng được ánh sáng hàng biên, giúp cây lúa quang hợp tốt, đẻ nhánh khoẻ.
7. Chăm sóc: Thâm canh mạ khay cấy máy phải bón lót và bón thúc sớm, để phát triển cân đối, tăng khả năng chống chịu (giảm sâu bệnh, tính chống đổ cao), tăng độ chắc mẩy của hạt thóc, nên bón giảm lượng phân đạm, tăng hàm lượng kali 10-20%, nên dùng phân bón NPK phức hợp chuyên dùng (16-16-8, 5-10-3, ),...
8. Điều tiết nước: cần lựa chọn vùng tưới tiêu chủ động, mực nước khi cấy đạt 1-2cm( nước săm sắp), không để se mặt ruộng, không cho nước sâu. Sau cấy giữ nước nông 2-3 cm để lúa đẻ nhánh thuận lợi. Thời kỳ lúa đứng cái tháo nước phơi ruộng 5-7 ngày. Khi lúa chuẩn bị làm đòng đưa nước trở lại, kết hợp bón đón đòng, giữ nước cho đến trước khi thu hoạch 10-15 ngày, sau đó tháo cạn nước để thu hoạch thuận lợi máy.
9. Thu hoạch: sử dụng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch lúa đạt hiệu quả tốt hơn, giảm thất thoát do thu hoạch (khoảng từ 12-15%). Thu hoạch đúng thời điểm lúa chín. Trung bình 8h máy gặt được 1ha lúa bằng 25-30 người gặt trong 1 ngày.
10. Công tác tổ chức, chỉ đạo: quy hoạch vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn, dồn điền đổi thửa, bố trí 1 trà lúa 1 cánh đồng 1 cùng 1 thời vụ sẽ tạo thuận lợi cho thu hoạch bằng máy nâng cao hiệu suất sử dụng máy.
Phòng Tư vấn Khởi nghiệp