Mô hình tích tụ ruộng đất cấy lúa kết hợp Nuôi trồng Thủy sản có liên kết bao tiêu sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao

14:47:18 17/05/2022 Lượt xem 1488 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

         Năm 2019, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kiến Thụy triển khai mô hình tích tụ ruộng đất trên địa bàn một số xã của huyện Kiến Thụy, đến nay đã có nhiều mô hình tích tụ ruộng đất, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Trong đó, có mô hình hộ gia đình anh Phạm Văn Điệp, thôn Hoà Liễu, xã Thuận Thiên, anh đã mạnh dạn thuê lại 7ha ruộng bỏ hoang từ nhiều năm để xây dựng thành công mô hình lúa cá cho hiệu quả, giá trị cao.

        Giai đoạn đầu khi anh mới nhận ruộng, nhìn thấy cũng ái ngại, cỏ lau mọc ngập đầu người nhiều thế kia, sao mà thành công được. Nhưng với sự đam mê và tinh thần quyết tâm thay đổi nông nghiệp quê nhà, anh đã quyết tâm phá ruộng hoang, đắp bờ diệt cỏ, phơi ruộng cải tạo cho cỏ chết để mặt ruộng xe mục đích đưa được cơ giới hoá đồng bộ, máy cấy, máy gặt xuống để giảm thiểu nhân công lao động thủ công. Năm đầu đất bị bốc chua mặn, lúa chết và không cho thu hoạch, song anh vẫn cười lạc quan quyết tâm cải tạo đất, cùng với sự hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, đồng hành của cán bộ khuyến nông Trạm Khuyến nông Kiến Thụy, sau 2-3 vụ cải tạo đất, cây lúa gieo trồng trên đất bỏ hoang nhiều năm đã cho năng suất, có thu nhập ổn định. Anh Điệp đã thuê thêm diện tích bỏ hoang của bà con nông dân trong vùng, đến nay mô hình có quy mô 13,5ha, nhìn cánh đồng lúa cấy máy đang kỳ uốn câu, chắc hạt thẳng cánh cò bay, trông thật đẹp mắt.

      Khảo sát thực tế, thấy sự nhiệt tình tâm huyết của anh Điệp, diện tích tích tụ có quy mô lớn, nguồn nước xung quanh rất sạch, năm 2021, Trạm Khuyến nông Kiến Thụy đã khuyến cáo anh Điệp nên nuôi cá kết hợp cấy lúa để tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Nghe tư vấn về kỹ thuật nuôi cấy lúa xen cá có khả thi, anh Điệp bắt tay ngay vào triển khai, chỉ cần đào mương xung quanh ruộng, mương bao xung quanh ruộng chiếm khoảng 30% diện tích ruộng cấy lúa, khi cấy lúa tốt thì tiến hành thả cá giống, giống cá là các loại cá truyền thống, trôi, mè, trắm, chép, rô phi, mật độ thả tính theo diện tích mương đào, thả 3 – 5 con/mcỡ cá giống lên thả cỡ cá càng to càng tốt, cá thả vào lúa có tác dụng sục bùn làm cỏ cho lúa, cá ăn phù du rong cỏ sâu địch hại trong ruộng lúa, lúa cấy ít hẳn sâu bệnh và lúa hoàn toàn là lúa hữu cơ, sạch an toàn. Do vậy, lúa thu hoạch là có doanh nghiệp đến thu mua tươi ngay tận đầu bờ, khi gặt lúa xong cá lớn sẽ ăn thóc rơi vãi do vậy cá lớn rất nhanh, thịt cá lại chắc ngon, nên cá bán rất được giá. Đánh giá hiệu quả mô hình chuyển đổi tích tụ ruộng đất của gia đình anh Điệp: năng suất lúa đạt 70 – 80 tấn lúa/năm và 25 – 30 tấn cá/năm, trừ chi phí cho lãi 400-500 triệu đồng/năm. Với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, đầu tư về cơ sở hạ tầng không đồng bộ, hệ thống kênh mương thủy lợi vẫn dùng chung với nông nghiệp nên chất lượng môi trường nuôi ngày càng kém dẫn đến sản lượng nuôi trồng thủy sản không cao. Đây là mô hình phù hợp với điều kiện nuôi thực tế tại địa phương có diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả.

       Anh Phạm Văn Điệp có chia sẻ: “Gia đình tôi rất phấn khởi với kết quả của mô hình từ sự hỗ trợ của cơ quan Khuyến nông. Trong quá trình thực hiện mô hình, tôi đã được tập huấn về kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra thực tế, chia sẻ kinh nghiệm nuôi đúng quy trình nên mô hình đã đạt được kết quả rất tốt. Từ thành công của mô hình, trong năm tiếp theo tôi và bà con xung quanh có diện tích ruộng bỏ hoang sẽ nhân rộng mô hình này”.

        Ưu điểm của mô hình là góp phần vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do không dùng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, mà tận dụng nguồn phân cá và thức ăn dư thừa của cá cho cây lúa, tạo môi trường sạch, giảm khả năng nhiễm bệnh cho cá, gia tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Đây được coi là giải pháp kỹ thuật trong mô hình chuyển đổi từ diện tích ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả sang cấy lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản cần được nhân rộng ra đại trà.

Ks. Phạm Thị Liên - Phó trưởng Trạm Khuyến nông Kiến Thụy

hoạt động khuyến nông Khác:

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 915
  • Hôm qua: 4656
  • Tuần này: 21796
  • Tuần trước: 29296
  • Tháng này: 260506
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2828567
0225.3541.398 
messenger icon