Mô hình nuôi thâm canh Cá Rô phi trong môi trường nước lợ bằng công nghệ Biofloc tại Hải Phòng

08:16:04 13/10/2022 Lượt xem 1435 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

       Theo Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản Hải Phòng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030 của Ủy ban nhân dân thành phố, Cá Rô phi được xác định là một trong những đối tượng quan trọng để phát triển kinh tế thủy sản. Ngoài ra, phát triển nuôi Cá Rô phi trong đầm nước lợ là một giải pháp kỹ thuật luân canh, ngắt vụ phục hồi các ao nuôi tôm bị bỏ hoang do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh kéo dài đang có xu hướng tăng cao.

Mô hình nuôi thâm canh Cá Rô phi trong môi trường nước lợ bằng công nghệ Biofloc tại Dương Kinh, Hải Phòng

        Hiện nay, kỹ thuật nuôi Cá Rô phi tại Hải Phòng chủ yếu đang áp dụng quy trình nuôi thay nước, khi ao nuôi có sự ô nhiễm nguồn nước do chất thải trong ao gia tăng, tiến hành thay nước để bảo đảm chất lượng nước trong ao nuôi. Ở những vùng ven biển với nhiều trang trại nuôi thủy sản, dịch bệnh từ nguồn nước dễ dàng lây lan thông qua nguồn nước. Do đó, giảm thay nước là một biện pháp để đảm bảo an toàn sinh học trong ao nuôi cá rô phi. Nuôi cá rô phi ngày càng được thâm canh hóa và vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường trở nên cấp thiết.

       Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn đó việc triển khai “Xây dựng mô hình nuôi thâm canh cá rô phi nước lợ bằng công nghệ Biofloc” là hết sức cần thiết.

      Mô hình được triển khai tại phường Tân Thành, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng do Công ty TNHH Phát triển Thủy sản Hoàng Hương thực hiện có quy mô 0,5 ha với 20 hộ dân tham gia. Thời gian triển khai từ tháng 01/2022 dự kiến kết thúc cuối năm 2022.

       Theo đó, Cá nuôi theo phương pháp này áp dụng giải pháp sử dụng mật rỉ đường, cám gạo là nguồn cacbon hữu cơ  sẵn có, giúp tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp, giảm được giá thành sản xuất nên rất thích hợp cho việc áp dụng vào thực tế sản xuất.

      

Thể hiện kiểm tra FVI bằng phễu lắng Imhoff

       Như vậy với việc áp dụng công nghệ nuôi mới, hiệu quả được nâng cao lên rõ rệt. Khi áp dụng quy trình công nghệ này hiệu quả sản xuất được nâng cao hơn so với quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh cá rô phi trong môi trường nước lợ đang được áp dụng tại Hải Phòng, đó là bằng việc tái sử dụng nguồn dinh dưỡng Nitơ thải ra trong ao để làm thức ăn nuôi cá, giảm hệ số thức ăn; giảm chi phí thức ăn, xử lý ô nhiễm môi trường; có thể nuôi cá rô phi ở quy mô công nghiệp, nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích nuôi; tạo vùng nguyên liệu tập trung phục vụ xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu của thị trường; hạn chế xả thải nước ra môi trường, giảm việc sử dụng tài nguyên nguồn nước.

      Sau 8 tháng nuôi cá sinh trưởng và phát triển tốt, có tốc độ sinh trưởng cao hơn phương pháp truyền thống trước đây từ 20-30%, các yếu tố môi trường ổn định. Dự kiến đến cuối năm thu hoạch, các chỉ tiêu đạt như sau: với mật độ cá nuôi 6 con/m2; Thời gian nuôi: > 150 ngày/vụ; Tỷ lệ sống trên 90%; cá đạt 500g/con; Năng suất đạt 30 tấn /ha; Hệ số thức ăn: 1,22  - 1,3; Tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả kinh tế khi áp dụng quy trình cao hơn so với nuôi theo quy trình thông thường tại Hải Phòng từ 1,7 - 2,1 lần. Lãi ròng 300 triệu đồng/ha.

       Với mục tiêu đào tạo 5 kỹ thuật viên là cán bộ kỹ thuật của đơn vị thực hiện dự án (doanh nghiệp) và cán bộ khuyến ngư nắm vững các quy trình nuôi cá rô phi bằng công nghệ Biofloc, tiếp thu, áp dụng thuần thục, làm chủ được các công nghệ, kỹ thuật và đủ năng lực nhân rộng tại địa phương. Tiến hành tập huấn cho 40 người dân tham gia tập huấn nắm được kỹ thuật nuôi cua thương phẩm để áp dụng vào sản xuất.

      Đồng thời, xây dựng thành công mô hình nuôi thâm canh cá rô phi trong môi trường nước lợ bằng công nghệ Biofloc. Kết thúc dự án thu được trên 16 tấn cá thương phẩm kích cỡ > 500 g/con, đẩm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau thời gian triển khai, mô hình đã cho những kết quả bước đầu tương đối tốt.

        Trong quá trình triển khai xây dựng mô hình, cùng với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, trực tiếp là Trạm Khuyến nông Liên Quận đã tăng cường phối hợp với các bên liên quan, hỗ trợ thực hiện Dự án đạt hiệu quả, sát sao với cơ sở được triển khai, cử cán bộ khuyến nông theo học…

      Mô hình nuôi thâm canh cá rô phi trong môi trường nước lợ bằng công nghệ Biofloc đã góp phần đưa một đối tượng nuôi mới với giá trị kinh tế cao sản xuất, thúc đẩy nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển. Nhằm đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao chất lượng đời sống xã hội của người dân ven biển, tạo ra việc làm cho người lao động để họ có thể từng bước làm chủ được công nghệ, góp phần xoá đói giảm nghèo, đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm, tăng tỉ trọng xuất khẩu trong nuôi trồng thuỷ sản, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Sản phẩm của mô hình sẽ tạo được nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho thị trường và thành phố Hải Phòng... Đồng thời cũng là điểm thăm quan học tập về mô hình để các hộ nông dân trên địa bàn các quận, huyện ven biển thành phố nhân rộng mô hình.

Nguyễn Hương Giang - Phòng ĐT& TTTT

hoạt động khuyến nông Khác:

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 3801
  • Hôm qua: 4834
  • Tuần này: 28484
  • Tuần trước: 27766
  • Tháng này: 230749
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2798810
0225.3541.398 
messenger icon