Tọa đàm Giải pháp liên kết trong phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Kiến Thụy

09:32:23 14/10/2022 Lượt xem 836 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

       Năm 2021, giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của huyện Kiến Thụy đạt 1.671,9 tỷ đồng, tăng bình quân đạt 1,7 %/năm. Năng suất lúa không ngừng tăng qua các năm (năm 2015 đạt 62,5 tạ/ha; năm 2021 đạt 64,3 tạ/ha). Diện tích trồng rau là 1.623,4 ha chủ yếu là rau ăn lá, rau lấy quả, lấy củ (bắp cải, súp lơ, cà chua, dưa, bí xanh, khoai tây, su hào, tỏi, hành…). Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng quy mô đàn, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với lĩnh vực thủy sản là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nhóm ngành nông nghiệp. Diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh ứng dụng công nghệ cao ngày càng được mở rộng; sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 10,14%/năm; giá trị nuôi trồng thủy sản tăng 9,56%/năm.

        Hiện nay, trên địa bàn huyện hiện có 23 hợp tác xã, 04 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp đang hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp; 70 cơ sở chế biến nông lâm thủy sản; 15 trang trại tham gia liên kết sản xuất trong chăn nuôi lợn, gà; sản lượng 2000 tấn lợn hơi/năm; 300 tấn gà thịt/năm; 300 ha lúa chất lượng cao, lúa rươi có liên kết với sản lượng 3500 tấn/năm; 1 chuỗi liên kết rau củ quả diện tích 20 ha; ngoài ra còn liên kết sản xuất tiêu thụ cây vụ đông (khoai tây, bắp cải).

         Tuy sản xuất nông nghiệp thủy sản đã đạt được những kết quả quan trọng, bước đầu xong còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện. Trước vấn đề đó, thực hiện chương trình Khuyến nông năm 2022. Ngày 29/9/2022 được sự nhất trí của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với các Chi cục: Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Trồng trọt và Bảo vệ thực  vật; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kiến Thụy tổ chức Tọa đàm “Giải pháp liên kết trong phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Kiến Thụy”.

        Tham dự Tọa đàm có Ông Nguyễn Ngọc Đam - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông cùng đại diện lãnh đạo các Chi cục: Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; về phía huyện Kiến Thụy có đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo các Trạm: Khuyến nông, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Đại diện lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND xã Ngũ Phúc và một số doanh nghiệp, HTX nông nghiệp, hộ nông dân tiêu biểu trên địa bàn.

      Tại tọa đàm các đại biểu cơ bản thống nhất trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, liên kết chính là chìa khóa giúp phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia và đưa ra các giải pháp như cần tăng cường công tác tuyên truyền, công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất cho các hộ trong các khâu giống, chăm sóc cho đến khâu bảo quản, chế biến và tiêu thụ; định hướng hỗ trợ nông dân áp dụng các quy trình kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, sản xuất an toàn, xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết hình thành các vùng sản xuất tập trung: cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết; các trang trại, hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung áp dụng quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP. Đẩy mạnh phát triển xây dựng các chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa các tổ nhóm, HTX sản xuất để chuyển đổi hình thức sản xuất tiêu thụ thụ động sang sản xuất tiêu thụ theo hợp đồng.

       Khuyến khích hỗ trợ nông dân và các chủ trang trại hợp tác thành lập HTX kiểu mới để cộng đồng sức mạnh, khắc phục điểm yếu của kinh tế hộ cá thể, nâng cao năng lực cạnh tranh khi tham gia thị trường có tính hội nhập cao. Tăng cường hỗ trợ các HTX xây dựng cơ sở hạ tầng, phối hợp đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ cho cán bộ HTX, đặc biệt là các kỹ năng về thị trường, hội nhập;  tập huấn, hướng dẫn nông dân đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp liên kết với HTX và hộ sản xuất hình thành các chuỗi khép kín từ sản xuất nguyên liệu tới chế biến, tiêu thụ sản phẩm và chia sẻ rủi ro. Hỗ trợ các hộ sản xuất trong việc trong việc triển khai các hoạt động xây dựng và triển khai các hoạt động nhằm phát triển sản phẩm, quảng bá hình ảnh, thương hiệu các sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

       Chia sẻ tại Tọa đàm ông Nguyễn Ngọc Đam – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông cho biết: Để mở rộng phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại Hải Phòng, trong thời gian tới cần thúc đẩy tích tụ ruộng đất, đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ cao, phát triển kinh tế trang trại, gia trại sản xuất an toàn trên quy mô lớn, liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc tạo sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp về công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa, xúc tiến thị trường; liên kết sản xuất kinh doanh; chuyển giao khoa học và công nghệ; ưu đãi tín dụng, trợ giá cho người sản xuất.

Nguyễn Hương Giang - Phòng ĐT&TTTT 

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 616
  • Hôm qua: 7342
  • Tuần này: 25992
  • Tuần trước: 28914
  • Tháng này: 292035
  • Tháng trước: 274746
  • Lượt truy cập: 2696872
0225.3541.398 
messenger icon