Tái đàn Lợn thành công sau cơn bão “Dịch tả Lợn Châu Phi”

09:35:19 04/10/2021 Lượt xem 623 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

        Với khu chăn nuôi chuồng hở, cơi nới qua nhiều năm chăn nuôi lợn. Nên khu chăn nuôi của gia đình chưa được hoàn chỉnh, đồng bộ. Cơn bão dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại nặng nề về đàn lợn của gia đình anh Nguyễn Văn Dụng thôn Tràng Duệ, xã Lê lợi, huyện An Dương năm 2019. Gia đình anh đã trắng tay vì phải tiêu hủy 50 nái ngoại sinh sản, 5 lợn đực giống, đàn lợn thịt tổng số lên đến trên 23 tấn lợn. Lúc này anh rơi vào thế bị động, tưởng chừng sẽ bỏ nghề chăn nuôi.

          Đầu năm 2020, được sự tư vấn của cán bộ Khuyến nông huyện, học hỏi bạn bè, tìm hiểu trên ti vi, báo đài. Anh đã tìm ra lối đi cho sự phục hồi và phát triển kinh tế gia đình tiếp tục bằng nghề chăn nuôi lợn. Anh tâm sự: Theo các nhà tham gia tư vấn, và bài học kinh nghiệm sau đại dịch: Muốn chăn nuôi tốt thì phải áp dụng thật tốt chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Điều then chốt là xây dựng chuồng kín, chăn nuôi theo chu trình khép kín. Do vậy, gia đình anh đã vay vốn ngân hàng, bạn bè cải tạo lại khu chăn nuôi cho phù hợp và xây dựng chuồng kín, với diện tích chuồng nuôi lợn nái, nuôi lợn thịt, đực giống. Tổng diện tích các ô nuôi là 600 mđủ nuôi 40 nái, 2 đực giống và trên 300 lợn thịt.

          Anh Dụng chia sẻ: Chăn nuôi lợn áp dụng mô hình chuồng kín, tuy số vốn đầu tư ban đầu lớn, nhưng về lâu dài mô hình mang đến nhiều lợi ích rõ rệt so với chăn nuôi chuồng hở.

        Thứ nhất đó là: Hiệu quả kinh tế, do nuôi, khép kín quy mô lớn nên các chi phí về thức ăn, thuốc thú y, con giống đều, lợn nhanh lớn, chất lượng tốt hơn so với chăn nuôi chuồng hở;

       Dịch bệnh trên đàn lợn luôn được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tới mức thấp nhất các nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài. Công tác tiêm phòng, phát hiện và xử lý dịch bệnh được thực hiện đầy đủ, kịp thời hơn. Do vậy, đàn lợn sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng, tỷ lệ đồng đều cao, bán được giá hơn so với thông thường. Chăn nuôi khép kín sẽ giảm được chi phí nhân công lao động, góp phần tăng hiệu quả kinh tế do nhiều khâu trong quá trình chăn nuôi sẽ được tự động hóa.

        Thứ hai đó là: Vấn đề bảo vệ môi trường, chăn nuôi chuồng kín chất thải được thu gom, xử lý tập trung vào hệ thống biogas; hệ thống hút và xử lý mùi. Với điều kiện chuồng nuôi kín, đảm bảo vệ sinh thú y nghiệm ngặt nên từ giữa năm 2020 đến nay đàn lợn của gia đình anh không bị mắc bệnh, lớn nhanh, sinh sản tốt.

        Hiện tại toàn bộ số lợn con sinh ra anh để nuôi thịt và hàng tháng bán ra thị trường từ 5- 6 tấn lợn thịt, thu gần 400 triệu đồng mỗi tháng. Anh là một trong 3 hộ trong huyện đi đầu trong việc xây dựng chuồng kín để nuôi lợn sau đại dịch: “Dịch tả Lợn Châu Phi”.

Đàn lợn của gia đình anh Nguyễn Văn Dụng

        Tuy nhiên Anh còn trăn trở về đầu ra của sản phẩm lợn thịt vì chưa có doanh nghiệp thu mua cộng với dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường nên bán ra thị trường giá cả xuống thấp, bấp bênh. Do vậy việc tăng đàn lợn của anh còn gặp khó khăn nhất định. Anh mong muốn nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ người nông dân vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi, và sản phẩm thịt lợn của gia đình anh được kết nối tiêu thụ qua sàn giao dịch điện tử.

Ks. Nguyễn Thị Huệ - Trạm KN An Dương

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 1263
  • Hôm qua: 4656
  • Tuần này: 22144
  • Tuần trước: 29296
  • Tháng này: 260854
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2828915
0225.3541.398 
messenger icon