Làm giàu từ mô hình Nuôi Thỏ khép kín

09:18:53 04/10/2021 Lượt xem 1012 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

         Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng kết hợp phát huy thế mạnh về đất đai, nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, Anh Trần Văn Minh sinh năm 1988 ở thôn Lực Nông, xã Đại Bản, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi thỏ theo hướng khép kín. Trang trại nuôi thỏ chuồng khép kín với diện tích 500 m2 vốn đầu tư gần 1 tỷ đồng.

       Anh là một thanh niên với nhiều ước mơ hoài bão. Trong thời gian đi học và lao động ở nước ngoài, và khi về nước anh đã học tập, tích lũy được một số kinh nghiệm trong cuộc sống và học hỏi được nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, trong đó có mô hình chăn nuôi thỏ. Anh thấy nuôi thỏ là phù hợp với đồng đất, khí hậu, môi trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của huyện, thành phố công nghiệp đang phát triển nhanh đòi hỏi lượng thực phẩm rất lớn.

       Năm đầu 2019, Anh đã nuôi thử nghiệm 15 thỏ đực và 40 thỏ sinh sản NewZealand. Những ngày đầu nuôi còn gặp nhiều bỡ ngỡ và khó khăn ập về. Đó là: Thỏ mẹ thường mắc bệnh và xảy thai vào thời kì nắng nóng, thỏ con mắc bệnh và chết nhiều, tỷ lệ chết cao đến 30%. Niềm đam mê với con thỏ, với ham muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương. Anh không nản chí và được sự giúp đỡ của cán bộ Khuyến nông huyện, tìm tòi tài liệu trên đài báo, tham quan những trang trại đã nuôi có kinh nghiệm, sau một năm anh có nhiều kinh nghiệm hơn.

       Anh Minh cho biết: Để thỏ sinh trưởng, phát triển, sinh sản tốt thì nhiệt độ thích hợp từ 22-280C, độ ẩm 70-75%, hệ thống nước uống, thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, chuồng trại thường xuyên sạch. Thực hiện nghiêm việc phòng bệnh bằng Vác xin. Cho thỏ ăn đầy đủ dinh dưỡng vì thỏ sức đề kháng yếu và nhạy cảm với môi trường.Vì vậy, anh chú trọng khâu vệ sinh chuồng, rửa chuồng ngày 1-2 lần, chuồng luôn thông thoáng, không để tồn phân trên nền chuồng, có hệ thống làm mát khi trời nóng nắng. Sau một năm rưỡi chăn nuôi thỏ anh đã có 30 thỏ đực giống, 150 thỏ sinh sản trên 2000 thỏ thương phẩm. Mỗi năm anh thu từ thỏ sinh sản, thỏ thương phẩm là trên 200 triệu đồng.

       Với những kết quả thu được, đầu năm 2021 anh đã xây dựng thêm 1 dãy chuồng nuôi khép kín với quy mô 250m2 theo quy trình đệm lót sinh học BaLaSa. Với quy mô 50 thỏ đực giống và 400 thỏ cái sinh sản trên 4000 thỏ thương phẩm. Sau 3 tháng thỏ thương phẩm đạt 2,5-3,0 kg với giá bán 80.000-85.000 đ/kg thu được từ 750-800 triệu đồng.

Chuồng nuôi thỏ của anh Trần Văn Minh

       Ông PhạmVăn Vượng - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Cùng với việc hỗ trợ cho người dân trên địa bàn xã phát triển kinh tế bền vững, thời gian qua, xã Đại Bản cũng đã dành nhiều chính sách để người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Hiện nay, nông dân trên địa bàn xã cũng đã có nhiều cách làm và cách chuyển đổi để mang lại thu nhập cao. Trong đó, mô hình nuôi thỏ thương phẩm của gia đình anh Nguyễn Văn Minh được biết đến là mô hình nuôi hoàn toàn mới tại địa phương. Qua đó đã góp phần mở ra hướng đi mới cho người chăn nuôi trên địa bàn xã Đại Bản nói riêng và trên địa bàn huyện nói chung.

       Hiện nay, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, đồng thời, đầu ra một số sản phẩm nông nghiệp chưa ổn định, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đây là trang trại nuôi thỏ khép kín lớn nhất huyện An Dương, Anh đã chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật cho nhiều hộ nông dân đến tham quan và học tập, áp dụng xây dựng mô hình.

      Tuy nhiên trong thời gian dịch bệnh Covid-19 đã làm giảm sức tiêu thụ sản phẩm đưa vào nội thành, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương. Anh mong muốn huyện và thành phố: Mô hình nuôi thỏ của trang trại được tư vấn hỗ trợ chứng nhận chăn nuôi thỏ theo quy trình VietGAHP nhằm tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chế biến và nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.

Ks. Phạm Thị Xuân - Trạm KN An Dương

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 4899
  • Hôm qua: 4613
  • Tuần này: 29296
  • Tuần trước: 27766
  • Tháng này: 236460
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2804521
0225.3541.398 
messenger icon