Hướng dẫn phương pháp tính liều lượng thuốc và cách đưa thuốc vào cơ thể Gia súc, Gia cầm

14:15:31 10/05/2023 Lượt xem 3799 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

        Trong chăn nuôi Gia súc, Gia cầm không thể tránh khỏi những lúc phải dùng thuốc để phòng và điều trị bệnh cho Gia súc, Gia cầm. Để nắm được phương pháp tính liều lượng và cách đưa thuốc vào cơ thể Gia súc, Gia cầm, người điều trị bệnh cho Gia súc Gia cầm cần nắm được một số nội dung và phương pháp sau:

          1. Khái niệm về thuốc

          Thuốc là những chất hay hợp chất có tác dụng phòng, trị, chẩn đoán, khôi phục bệnh, là những chất có tác dụng lặp lại sự cân bằng trong cơ thể (điều hoà nội môi trong cơ thể) khi cơ thể có những rối loạn, bệnh lý. Trong đó vai trò điều trị, phòng bệnh là chủ yếu.

          - Với chức năng điều trị là điều hoà, khôi phục lại chức năng của cơ thể. Khi điều hoà cân bằng được sẽ thoạt khỏi trạng thái bệnh.

            - Với chức năng phòng bệnh, thuốc giúp cho cơ thể không lâm vào trạng thái bệnh hoặc hạn chế, ngăn cản, tiêu diệt nguyên nhân giúp cho cơ thể ở trạng thái ổn định.

           - Với chức năng chẩn đoán, một số thuốc giúp chúng ta chẩn đoán chính xác hơn các căn bệnh đang nghi ngờ. Chẩn đoán bằng phương pháp kháng sinh đồ để xác định độ mẫn cẩm của thuốc với mầm bệnh là vi khuẩn.

           2. Cách dùng thuốc

           2.1. Cách tính liều lượng của thuốc

          * Loài Gia súc

         Cùng loại thuốc, cùng có tác dụng và cách dùng nhưng liều lượng phụ thuộc vào mỗi loài Gia súc. Do vậy, cần xác định đúng liều lượng của thuốc với từng loại Gia súc. Nếu so sánh liều dùng giữa các loài Gia súc ta lấy liều lượng cho ngựa làm chuẩn là 1. Ngựa (500kg) – 1; đại Gia súc có sừng (400kg trâu, bò) 1/2 – 1; tiểu Gia súc có sừng (60kg) 1/5 - 1/6; lợn (60kg) 1/5 – 1/8; chó (10kg) 1/10 – 1/16; mèo (2kg) 1/20 – 1/32; Gia ầm (2kg) 1/20 - 1/40 và lừa (200kg) 1/2 - 1/3.

           * Tuổi Gia súc

          Tuổi Gia súc khác nhau thì tính chịu thuốc khác nhau, nên liều dùng cũng khác nhau. Gia súc già thấp hơn Gia súc trưởng thành, Gia súc non cũng thấp hơn Gia súc trưởng thành.

           Gia súc trưởng thành là 1 thì Gia súc choai 1/4, Gia súc cai sữa 1/8, Gia súc sơ sinh 1/16....

          * Dựa vào đường cho thuốc

          Nếu dùng đường uống làm chuẩn là một, thụt hậu môn là 2, tiêm bắp thịt và dưới da là 1/3 - 1/2, tiêm tĩnh mạch là 1/4. Tuy nhiên, liều thuốc còn phụ thuộc vào trạng thái sinh lý và bệnh lý của con vật.

          2.2. Các đường cho thuốc và phương pháp cho thuốc vào cơ thể Gia súc

         *  Đường da

         Xoa, bóp, chườm đắp, sát trùng....Thuốc qua da cũng như qua nhiều màng sinh học khác trong cơ thể. Thuốc được hấp thụ qua các lỗ chân lông và tuyến mồ hôi. Thuốc ở dạng tan trong lipid dễ hấp thụ qua da. Muốn thuốc hấp thụ tốt thì da đó phải sạch trước khi cho thuốc, đồng thời cũn phải xoa bóp mạnh cho máu lưu thông làm giãn mạch quản dưới da giúp thuốc hấp thu nhanh.

           + Ưu điểm: đơn giản dễ thực hiện, có tác dụng tại chỗ tốt.

           + Nhược điểm: liều lượng không chính xác không dùng để cấp cứu được.

           *  Thuốc qua đường hô hấp

         + Xông, ngửi, hít, xịt và chích khí quản.... Xông gồm: xông khô rung khí đốt cho vật ngửi; xông ướt: đun sôi, phun, xịt....

         + Tiêm khí quản trong chăn nuôi ít dùng: thuốc qua đường hô hấp có tác dụng nhanh vì niêm mạc khí quản, phế quản, phế nang có diện tích bề mặt rộng và phân bố nhiều mao mạch. Thuốc đường vào con đường hô hấp nên đưa bằng thể khí, tinh thể bay hơi dạng tinh thể hết sức nhỏ.

          * Thuốc đưa qua đường tiêu hoá

          Thuốc uống qua đường miệng; thuốc bơm qua trực tràng......

          * Thuốc qua tổ chức liên kết

          Tiêm, đây là con đường đưa thuốc vào cơ thể là chủ yếu, thuốc tiêm xẩy ra nhanh, liều lượng chính xác dự đoán được tác dụng của bệnh nhưng dễ xảy ra dị ứng, áp xe và dễ nhiễm trùng nếu không vô trùng dụng cụ tốt.

          + Tiêm bắp: thuốc tiêm bằng con đường tiêm sâu bắp thịt ở nhiều dạng dung dịch, nhũ dầu hay thể keo.

        + Tiêm dưới da: chủ yếu tiêm Vắc xin dạng keo phèn, tiêm các loại thuốc dạng dung dịch, keo. Nếu tiêm dạng dung dịch dầu thì thuốc khó tiêu và hay gây áp se

         + Tiêm động mạch: chủ dùng tiêm các loại thuốc kháng viêm, tiêm các loại thuốc ở dạng dung dịch.

        + Tiêm tĩnh mạch: chủ yếu tiêm các loại thuốc dạng dung dịch tan trong mắu, co áp suất thẩm thấu tương đương với áp suất thẩm thấu trong máu.

         + Tiêm xoang bụng: tiêm sâu vào trong xoang bụng

         + Tiêm nội bì: chủ yếu dùng để thử phản ứng dị ứng, tiêm truyền động vật

         + Tiêm tuỷ sống: dùng để ức chế cơn rặn khi ra súc rặn đẻ sớm.

           Ngoài ra còn dùng phương pháp nhỏ mắt nhỏ mũi...

           * Thuốc qua đường bơm thụt rửa tử cung

          Chủ yếu dung trong trường hợp Gia súc bị táo bón, kích thích co bóp dạ dày ruột thụt rửa nước mát khi con vật sốt cao....

            Ngoài ra còn đưa thuốc qua con đường niêm mạc như: nhỏ mắt, tiêm qua lỗ vú của gia súc cái.

TS. Vũ Đức Hạnh – Trưởng phòng Chuyển giao kỹ thuật Nông nghiệp

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 11515
  • Hôm qua: 14447
  • Tuần này: 54813
  • Tuần trước: 62771
  • Tháng này: 460465
  • Tháng trước: 555226
  • Lượt truy cập: 4493740
QR Code

Dùng điện thoại scan mã QR này để truy cập vào website

QR Code
0225.3541.398 
messenger icon