Hiệu quả từ mô hình " Ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật trong sản xuất hành theo tiêu chuẩn VietGAP phục vụ xuất khẩu"

15:35:25 15/03/2023 Lượt xem 882 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

      Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng mô hình kinh tế cho hiệu quả cao, tại nhiều địa phương, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi, đưa những loại cây có giá trị kinh tế vào sản xuất, trong đó có mô hình “Ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật trong sản xuất hành theo tiêu chuẩn VietGAP phục vụ xuất khẩu” tại thôn Đoài, xã An Hưng, huyện An Dương do Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng xây dựng năm 2022. Với các ưu điểm như năng suất cao, có đầu ra ổn định phục vụ thị trường xuất khẩu, mô hình này đang hứa hẹn mở ra những hướng đi mới cho nông dân trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, từng bước khắc phục diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang trên địa bàn xã An Hưng nói riêng và huyện An Dương nói chung.

        Những ngày này trên cánh đồng 11 ha tại thôn Đoài, xã An Hưng, huyện An Dương, bà con nông dân đang hăng say thu hoạch hành. Khác với những loại hành khác, giống hành được lựa chọn trồng ở đây là loại hành Paro, xuất xứ từ Nhật Bản, có đặc điểm là dạng cây cao, đường kính thân lớn và khỏe mạnh so với các giống hành của Việt Nam, thời gian sinh trưởng 105-110 ngày. Tại thời điểm thu hoạch, chiều cao cây đạt từ 80-100cm, đường kính thân đạt 2,5 - 3,5 cm, cây có khả năng thích nghi với điều kiện sản xuất tại vùng đất ở xã An Hưng, năng suất dự kiến đạt 191,46 tạ/ha, lợi nhuận thu được đạt trên 376 triệu đồng/ha,

         Khi tham gia mô hình các hộ sản xuất đã được tập huấn về quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGAP, đã phân tích mẫu đất, nước, sản phẩm, thực hiện quy trình trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, được hướng dẫn cách sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, làm cơ sở đảm bảo an toàn cho sản phẩm đầu ra. Nông dân được hướng dẫn ghi chép nhật ký từ việc thực hiện kỹ thuật đến thu, chi, hạch toán kinh tế. Trong quá trình thực hiện quy trình, các hộ thực hiện nghiêm việc ghi chép nhật ký về mua và sử dụng giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, nhật ký sản xuất hàng ngày, nhật ký thu hoạch.

          Với mục tiêu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất hành đặc biệt là ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ, Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ kết nối các hộ sản xuất với Công ty TNHH Hát Sáng Chế để thiết kế máy trồng hành. Đến nay máy đã được đưa hoạt động và bước đầu đánh giá đã giảm hơn 20 công lao động/01ha so với trồng thông thường. Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông cũng kết nối các hộ sản xuất với đơn vị chuyên về thiết bị máy bay không người lái để phục vụ phun thuốc BVTV. Qua thực tế triển khai, các hộ nông dân đã thấy được những lợi ích từ việc ứng dụng công nghệ trong khâu BVTV (giảm được chi phí thuê nhân công phun thuốc và giảm được tiếp xúc trực tiếp với thuốc hóa học độc hại và tăng hiệu quả phun trừ). Việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ là tiến bộ kỹ thuật mới có hiệu quả, cần nhân rộng ra các vùng sản xuất đại trà.

         Từ những kết quả bước đầu mang lại, đặc biệt với lợi thế có thị trường xuất khẩu ổn định đi Nhật Bản, Hàn Quốc, trên cơ sở mô hình được xây dựng, thời gian tới, xã An Hưng tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình, góp phần khắc phục các diện tích bỏ hoang. Đáng chú ý, nếu tháo gỡ được khó khăn về tích tụ ruộng đất, mô hình dự kiến sẽ được nhân rộng tại một số huyện khác như Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, từng bước xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Sử dụng máy trồng hành

Sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc BVTV

Đoàn thăm quan của Trung tâm Khuyến nông Bắc Ninh và Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang

Các hộ tiến hành thu hoạch hành

Ks. Ngô Thị Nga - Phòng CGKT Nông nghiệp

 

 

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 5605
  • Hôm qua: 10905
  • Tuần này: 68102
  • Tuần trước: 62771
  • Tháng này: 479359
  • Tháng trước: 555226
  • Lượt truy cập: 4512634
QR Code

Dùng điện thoại scan mã QR này để truy cập vào website

QR Code
0225.3541.398 
messenger icon