Gương sản xuất giỏi

09:22:30 10/06/2022 Lượt xem 494 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

         Trong những năm gần đây, từ phong trào thi đua phát triển kinh tế, trên địa bàn, huyện An Dương thành phố Hải Phòng đã xuất hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Trần Văn Huấn, sinh năm 1963, tại thôn Vĩnh Khê, xã An Đồng là một nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm đã phát triển thành công mô hình kinh tế phù hợp từ sản xuất, chăn nuôi thu nhập mỗi năm trên 1.5 tỷ đồng.

Mô hình chăn nuôi gà của hộ gia đình ông Trần Văn Huấn

         Là một cựu chiến binh, năm 1986 sau khi xuất ngũ về địa phương, ông đã cùng cha mẹ tổ chức sản xuất tại nhà. Năm 1987 ông xây dựng gia đình, 2 vợ chồng ông được bố mẹ 2 bên và HTX giao đất cho làm nông nghiệp, cuộc sống của gia đình ông khi đó gặp không ít khó khăn, do tập quán canh tác lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Không cam chịu trước đói nghèo, năm 1992 ông mạnh dạn chuyển đổi hơn 1.500 m2 đất ruộng trước đây chỉ trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang đào ao thả cá. Năm 1993 ông bắt đầu nuôi cá và trồng cây lâu năm mỗi năm cho thu nhập hơn 30 triệu đồng, thấy việc làm của mình là đúng, vợ chồng ông đã mạnh dạn đấu thầu thêm các thửa đất 5% do xã quản lý ông đã chuyển đổi sang mô hình vườn, ao chuồng, ông mở rộng quy mô chăn nuôi để nuôi gà, vịt, ngan, lợn mỗi năm cho thu nhập hơn 200 triệu đồng, càng làm vợ chồng ông càng hăng say với nghề nông nghiệp, gia đình ông luôn là tấm gương sản xuất giỏi trên địa bàn xã An Đồng. Năm 2006 được sự quan tâm hỗ trợ từ cấp ủy, chính quyền và Hội Nông dân đã phối hợp với Ngân Hàng Chính Sách xã hội huyện có chương trình vay vốn ưu đãi không lãi xuất 3 năm, vợ chồng ông đã vay vốn để mua máy sản xuất thức ăn chăn nuôi để giảm các chi phí chăn nuôi đầu vào và có thể tăng thêm thu nhập từ việc làm gia công thức ăn chăn nuôi cho các hộ lân cận. Từ các mối quan hệ bạn bè vợ chồng ông đã mạnh dạn đặt dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi. Năm 2007 ông đã đặt cọc dây truyền trị giá trên 500 triệu đồng đến năm 2015 dây chuyền sản xuất được đưa về lắp đặt, mới đầu cũng khó khăn về vận hành nhưng sẵn có bản tính cần cù chịu khó, ham học hỏi, và hơn nữa con trai ông bà cũng đã lớn và cũng rất ham làm nông nghiệp cùng gia đình, ông đã cho con đi học vận hành máy để về đứng dây chuyền sản xuất. Khi đã vững vàng nắm được các kỹ thuật và công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi ông lại một lần nữa mạnh dạn quy tụ các hộ chăn nuôi có cùng sở thích với mình thành lập ra HTX, lấy tên HTX thương mại và Nông nghiệp Đồng Tiến, với 11 thành viên tham gia, tổng số gia súc gia cầm khi đầu là 10.000 con gà và hơn 500 con lợn các loại, đến nay HTX có hơn 60.000 con gà và duy trì hơn 50 con lợn, sản xuất thức ăn chăn nuôi phục vụ cho HTX trung bình mỗi tháng hơn 150 tấn thức ăn chăn nuôi. Hiện nay hai bố con ông Huấn nuôi 10 con Lợn Nái và 40.000 con gà, 7.200m2 ao thả cá và hơn 1.000m2 ao nuôi thả ba ba cho thu nhập mỗi năm trừ chi phí trên 1,5 tỷ đồng. Ông Trần Văn Huấn chia sẻ: “được sự quan tâm giúp đỡ của các lãnh đạo địa phương và lãnh đạo nghành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông cùng các cán bộ Khuyến nông xã đồng thời thực hiện phong trào nông dân phát triển kinh tế, tôi mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay đã cho thu nhập hàng tỷ đồng”.

       Sự nỗ lực trong phát triển kinh tế của những người nông dân chân chính, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình đã tạo đà phát triển nền nông nghiệp bền vững của xã nói riêng và huyện nói chung, từ đó hình thành nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả của địa phương, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người nông dân. Hiện nay, mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Huấn là một trong những địa chỉ tin cậy để Hội Nông dân xã tuyên truyền, khuyến khích hội viên học tập và noi theo. Ông Vũ Văn Luyến , Chủ tịch hội Nông Dân xã An Đồng cho biết:

        “Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn xã An Đồng, cấp ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ những cây, con có kém hiệu quả sang những cây, con có thu nhập cao”.

       Từ một gia đình khó khăn, nay đã trở thành một hộ có kinh tế khá ở địa phương, đó chính là thành quả cho ý chí, nghị lực và những sự cố gắng không biết mệt mỏi của một nông dân. Có thể nói, mô hình phát triển kinh tế bằng chăn nuôi  kết hợp với nuôi trồng thủy sản là một mô hình hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, điều kiện nguồn lao động của bà con nông dân. Mô hình này nếu được nhân rộng sẽ là hướng đi đúng đắn, giúp cho nhiều hộ dân có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

        Ks. Nguyễn Văn Dũng - Trạm Khuyến Nông An Dương

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 6520
  • Hôm qua: 4613
  • Tuần này: 29296
  • Tuần trước: 27766
  • Tháng này: 238081
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2806142
0225.3541.398 
messenger icon