Tọa đàm Giải pháp phát triển sản xuất liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị các sản phẩm hoa

15:29:05 19/10/2022 Lượt xem 1051 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

      Sáng ngày 05/10/2022, tại HTX Mây Xanh thôn Kênh Giao, xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện An Dương tổ chức  tọa đàm: “Giải pháp phát triển sản xuất liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị các sản phẩm hoa”.

        Tham dự có bà Cao Thanh Huyền - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng chủ trì tọa đàm, ban cố vấn gồm có bà Vũ Lan Hương - Phó chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Dương. Đại biểu xã Tân Tiến: ông Vũ Khánh Huyền - Bí thư Đảng ủy xã, ông Ngô Quốc Vượng - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Tiến, đại diện một số doanh nghiệp, hộ nông dân trồng hoa tiêu biểu trên địa bàn huyện An Dương.

       Tại buổi Tọa đàm các đại biểu được nghe báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện: Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao, huyện tập trung chỉ đạo, chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng, thủy sản có giá trị kinh tế cao, đặc biệt phát triển và mở rộng vùng trồng hoa, cây cảnh, đến nay huyện An Dương có tổng diện tích hoa, cây cảnh đạt 592,03 ha (trong đó diện tích hoa đạt 227,77 ha; diện tích cây cảnh 364,26 ha) bao gồm cây cảnh và các loại hoa chậu, hoa cắt cành, tập trung nhiều ở các đơn vị: Đồng Thái, Hồng Thái, Đặng Cương, Lê Lợi, Thị Trấn An Dương và mở rộng sang một số địa phương khác như: Quốc Tuấn, An Hưng, Tân Tiến, Đại Bản…với nhiều loại hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao đang được thị trường ưa chuộng như: Đào cảnh, Quất cảnh Đào Thế, Hải Đường, Hoa Hồng cổ Hải Phòng, hoa Lan tại xã Hồng Thái, hoa Lay ơn, hoa Loa kèn,… bình quân nhập từ 100-250 triệu đồng/năm trở lên, những hộ trồng và kinh doanh cây cảnh, cây thế lâu năm, vườn cây có giá trị hàng tỷ đồng/năm. Thu nhập về hoa cây cảnh hàng năm, đặc biệt nhân dịp tết Nguyên Đán 2022 toàn huyện đạt 210 tỷ đồng.

     Huyện An Dương đã xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho một số vùng hoa cây cảnh cho các làng nghề để có hướng duy trì, phát triển diện tích phù hợp. Toàn huyện có 05 làng nghề hoa cây cảnh: làng Minh Kha xã Đồng Thái, làng Kiều Trung xã Hồng Thái, làng Tri Yếu xã Đặng Cương, làng Đồng Dụ xã Đặng Cương, làng Lương Quy xã Lê Lợi. Trong thời gian tới tập trung một số giải pháp sau như: Có chính sách ưu đãi về đất đai và vốn vay cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoa, cây cảnh. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng các điểm sản xuất hoa gắn với du lịch sinh thái; Tâp trung xây dựng đề án phát triển nông nghiệp bền vững huyện An Dương theo hướng sinh thái, ứng dụng công nghệ cao giai đoạn đến 2022, định hướng đến năm 2025. Tạo lập uy tín, thương hiệu cho sản phẩm hoa, cây cảnh, theo dõi chặt chẽ thị trường, mở hội chợ, triển lãm sinh vật cảnh để kết nối cung - cầu thúc đẩy thị trường về Hoa, cây cảnh, kết nối các nhà khoa học, doanh nghiệp hỗ trợ người dân phát triển sản xuất sản xuất hợp lý, cung ứng đúng nhu cầu của thị trường để sản xuất hoa cây cảnh trên địa bàn huyện.

     Phát biểu khai mạc và chủ trì tại tọa đàm, bà Cao Thanh Huyền - PGĐ Trung tâm cho biết: Tổ chức hội nghị tọa đàm với mục đích để các đại biểu nắm bắt tình hình chung sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh trên địa bàn thành phố, huyện và trao đổi kinh nghiệm kinh các mô hình sản xuất, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, tích tụ ruộng đất sang sản xuất hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao; tư vấn, kết nối sản phẩm về những vướng mắc trong sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm hoa cây cảnh trên địa bàn huyện.

      Trong nhiều năm qua, Ngành Nông nghiệp đã tham mưu cho Thành phố ban hành nhiều cơ chế chính sách, khuyến khích hỗ trợ nông dân trên địa bàn thành phố xây dựng mô hình về  ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, giống mới vào canh tác nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, khắc phục tình trạng đất xen kẹp ven làng, ven khu công nghiệp, làm đường  giao thông bỏ hoang, canh tác không hiệu quả. Nhiều mô hình triển khai có hiệu quả, được nhân ra diện rộng như mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang sản hoa lay ơn, hoa hướng dương, hoa đồng tiền, hoa loa kèm chịu nhiệt,… có giá trị kinh tế cao, cho thu nhập 150-200 triệu đồng/ha.

     Thảo luận tại hội nghị đã có 15 ý kiến phát biểu, đề xuất, kiến nghị của các hộ nông dân tiêu biểu và kiến nghị của địa phương. Các ý kiến, kiến nghị tại cuộc tọa đàm đã được Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Trồng trọt & BVTV giải đáp nhiều ý kiến về cơ chế chính sách, kỹ thuật trồng và cho hoa nở đúng vào dịp tết Nguyên Đán, kỹ thuật bảo quản hoa trong nhà lạnh. Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật sản xuất một số giống hoa cây cảnh mới, tư vấn hỗ trợ về phòng trừ sâu bệnh, sử dụng giống hoa cây cảnh có chất lượng. Kiến nghị hỗ trợ điểm bán, giới thiệu sản phẩm cây cảnh tại trung tâm huyện và các hội chợ; kết nối với các tổ chức, cá nhân liên kết tiêu thụ các sản phẩm hoa cho các hộ dân, doanh nghiệp.

      Tại buổi tọa đàm Ông Đỗ Văn Sanh - GĐ HTX Mây Xanh chia sẻ kinh nghiệm tích tụ ruộng đất chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại hoa chất lượng cao, phù hợp với thị trường, sẵn sàng hỗ trợ giống vốn và liên kết tiêu thụ các sản phẩm hoa cho nông dân kiến nghị ngành nông nghiệp tiếp tục có cơ chế chính sách hỗ trợ các giống hoa chất lượng giá trị kinh tế cao giúp tạo thương hiệu phát triển bền vững.

     Kết thúc buổi Tọa đàm những vướng mắc về kỹ thuật, cơ chế chính sách, liên kết tiêu thụ các sản phẩm hoa được ban Cố vấn của các đơn vị ngành Nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp & PTNT giải đáp thỏa đáng được các hộ nông dân, doanh nghiệp phấn khởi. Buổi tọa đàm diễn ra thành công tốt đẹp.

Ks. Nguyễn Thị Tuyết Mai - Trạm Khuyến nông An Dương

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 589
  • Hôm qua: 4463
  • Tuần này: 25933
  • Tuần trước: 29296
  • Tháng này: 264643
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2832704
0225.3541.398 
messenger icon