Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức Hội nghị chuyển đổi số trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

15:31:59 01/11/2022 Lượt xem 460 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

      Thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số của thành phố năm 2022; hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia mồng 10 tháng 10, thực hiện Kế hoạch số 234 ngày 03 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai ngày Chuyển đổi số quốc gia mồng 10 tháng 10.

       Sáng ngày 26/10/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức Hội nghị về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhằm tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thành phố Hải Phòng chuyển đổi số.

      Tham dự Hội nghị về phía Trung ương có đồng chí Lê Thanh Châu, Trưởng phòng Tin học, Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lãnh đạo Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đại biểu thành phố Hải Phòng có đại diện lãnh đạo các Sở: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Liên minh Hợp tác xã thành phố và Các đồng chí trong Đảng ủy, lãnh đạo Sở, đại diện Công đoàn ngành và các đoàn thể cơ quan Sở cùng các công chức, việc chức các phòng, cơ quan, đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đại biểu các quận, huyện có: đại diện lãnh đạo các quận, huyện; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng kinh tế các quận và trên 100 đại biểu đại diện các doanh nghiệp, Hợp tác xã nông nghiệp, chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tiêu biểu trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng cùng các phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng, Cổng thông tin điện tử thành phố đến dự và đưa tin.

       Mục tiêu đến năm 2025, việc phát triển Chính phủ số trong nông nghiệp đó là cơ bản hoàn thành cơ sở dữ liệu về cây trồng, vật nuôi, thủy sản; xây dựng bản đồ số nông nghiệp sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở để thực hiện dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, vận hành Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số; xây dựng nền tảng ứng dụng công nghệ chuỗi khối để cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai phục vụ nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua nền tảng số.

       Tầm nhìn chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2030 được xác định nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ “Sản xuất nông nghiệp” sang “Kinh tế nông nghiệp”; phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.

       Tại hội nghị doanh nghiệp viễn thông đã giới thiệu sản phẩm hệ sinh thái chuyển đổi số ngành nông nghiệp, các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc chuyển đổi số ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm 09 cơ sở dữ liệu như Trồng trọt và bảo vệ thực vật; Chăn nuôi và Thú y; Kiểm lâm; Thủy sản; Thủy lợi; Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản; Phát triển nông thôn; Quản trị và tích hợp; Trung tâm Khuyến nông và giống cây trồng.

       Hiện nay Nông nghiệp Hải Phòng đã có một số mô hình tiên phong áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ cao để từng bước thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hải Phòng vẫn còn mới, chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn nên giai đoạn ban đầu triển khai gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn 2022-2025, ngành Nông nghiệp Hải Phòng đặt ra những yêu cầu về thực hiện chuyển đổi số như: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số hóa, tạo lập dữ liệu, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đất đai, nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi, thiên tai, dịch bệnh, kết nối chia sẻ dữ liệu ngành, lĩnh vực phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan nhà nước, sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp).

      Xây dựng một số mô hình nông nghiệp thông minh (trồng trọt, chăn nuôi) ứng dụng công nghệ số. Phát triển chuỗi quản lý nông sản từ sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ. Ứng dụng các nền tảng công nghệ phục vụ truy suất nguồn gốc nông sản đối với các nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh. Ứng dụng công nghệ số đưa hộ sản xuất nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn thương mại điện tử. Thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về chuyển đổi số ngành nông nghiệp của Hải Phòng.

        Hội thảo là nơi gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin giữa 04 nhà: Nhà nước - Nhà Khoa học - Nhà Doanh nghiệp - Nhà nông nhằm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trong Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

      Phát biểu tại Hội nghị ông Nguyễn Ngọc Tuất – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng cho biết:

       Đối với Hải Phòng, thành phố trực thuộc Trung ương có công nghiệp và dịch vụ phát triển, nhưng khu vực nông thôn chiếm trên 82,72% diện tích tự nhiên, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 45,76% diện tích tự nhiên; dân số khu vực nông thôn chiếm trên 50% dân số thành phố, lao động khu vực nông thôn vẫn là chủ yếu, chiếm 58,85% lao động toàn thành phố. Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nội dung lớn của Đảng và Nhà nước, được thành phố thường xuyên quan tâm chỉ đạo qua các thời kỳ.

       Tại Nghị quyết số 03, Thành ủy Hải Phòng xác định chuyển đổi số là “động lực” trong phát triển thành phố; là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trong toàn bộ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp nhằm phục vụ tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Chuyển đổi số là giải pháp then chốt, nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng và phát triển "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 Khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

       Đồng thời cũng đề nghị các đại biểu, các diễn giả, nhà khoa học, doanh nghiệp và các cơ quan chuyên môn của thành phố quan tâm những nội dung sau:

        Thứ nhất, thông tin đầy đủ, chính xác chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phố Hải Phòng về chuyển đổi số tới các tổ chức, cá nhân trong nông nghiệp, nông thôn; tạo sự hưởng ứng, thống nhất ý chí hành động để thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.

       Thứ hai, các nhiệm vụ, giải pháp đề ra phải khả thi, hiệu quả; đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế, xã hội của thành phố; gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp (phát triển nông nghiệp thông minh, thương mại điện tử đối với nông sản, sản xuất theo chuỗi giá trị...), xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao (làng thông minh, làng chuyển đổi số).

       Giải pháp thực hiện phải đảm bảo đồng bộ, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong các lĩnh vực của ngành dựa trên 03 trụ cột là xây dựng “chính quyền số”, phát triển “kinh tế số” và “xã hội số”; tranh thủ được những thành tựu của cuộc cách mạng cộng nghệ 4.0, tăng cường sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, xã hội trong quá trình thực hiện.

        Phải lấy người dân, tổ chức, cá nhân làm trung tâm; lấy phát triển con người, đảm bảo và cải thiện dân sinh làm mục tiêu thực hiện; nâng cao nhận thức, năng lực quản trị ngành.

        Thứ ba, sau Hội thảo, đề nghị các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể thành phố tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương, định hướng của Trung ương, thành phố về chuyển đổi số, trong đó đặc biệt quan tâm đến chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.

        Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động để thúc đẩy chuyển đổi số: thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng cho cán bộ và người dân; cải cách hành chính; xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung về nông nghiệp; triển khai áp dụng các nền tảng số quốc gia; xây dựng và nhân rộng mô hình chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm… để kịp thời hỗ trợ người dân thực hiện chuyển đổi số.

Nguyễn Hương Giang - Phòng ĐT&TTTT

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 4184
  • Hôm qua: 4463
  • Tuần này: 29528
  • Tuần trước: 29296
  • Tháng này: 268238
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2836299
0225.3541.398 
messenger icon