Là một trong những đơn vị có nhiều đóng góp tích cực trong lĩnh vực Nghiên cứu khoa học và Phát triển công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thành phố Hải Phòng, lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản.. Trung tâm khuyến nông Hải Phòng đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học xây dựng hoàn thiện những quy trình, giải pháp hữu ích với bà con nông ngư dân và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.
Năm 2019, được sự đồng ý của UBND thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ Trung tâm đã thực hiện đề tài cấp thành phố “Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) toàn đực hai giai đoạn tại Hải Phòng”. Đây là lần đầu tiên tại Hải Phòng nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi tôm càng xanh toàn đực cho các hộ nuôi tôm càng xanh đồng thời góp phần phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững.
Tính mới, sáng tạo của đề tài được thể hiện nổi bật tại 2 điểm như sau:
Thứ nhất, ứng dụng giống tôm càng xanh toàn đực vào sản xuất: Tốc độ sinh trưởng của tôm đực và cái gần như tương đương nhau cho tới khi chúng đạt kích cở 35-50g, sau đó khác nhau rõ theo giới tính (do con cái bắt đầu tham gia quá trình sinh sản sau khi đạt trọng lượng 35g/con trở lên). Tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt trọng lượng có thể gấp đôi tôm cái trong cùng một thời gian nuôi.
Thứ hai, quy trình công nghệ nuôi tôm hai giai đoạn: có lợi ích đối với toàn bộ chuỗi cung cấp. Hệ thống ao ương chịu sự kiểm soát liên tục chất lượng nước và sức khỏe tôm. Thức ăn được tối ưu hoá và sử dụng hiệu quả hơn. Khi chuyển tôm từ giai đoạn 1 sang nuôi giai đoạn 2 giống có sức đề kháng mạnh, thích nghi được với môi trường ao nuôi. Điều này dẫn đến tỉ lệ sống tốt hơn trong những ngày đầu thả nuôi và nhằm làm giảm tối đa việc bùng phát dịch bệnh. Hệ thống ao nuôi cho phép nhiều vụ được thực hiện luân phiên.
Đề tài được triển khai nghiên cứu thực nghiệm tại xã Tân Dân, huyện An Lão với quy mô diện tích ao ương giai đoạn 1: 1.800, mật độ 150con/; ao nuôi thương phẩm giai đoạn 2: 12.000/4ao (3.000/ao) với mật độ 15con/ và 20con/, mỗi mật độ được lặp lại 2 lần.
Trong quá trình nuôi, các yếu tố môi trường như pH, DO, được đo 2 lần/ngày vào 6h và 14h; độ trong, độ kiềm đo 3 ngày/1 lần. Các yếu tố :H2S, , ...đo 4 lần/tháng trong các ao nuôi. Các chỉ tiêu định tính, định lượng về tảo, vi khuẩn hiếu khí, các mẫu bệnh cũng được lấy mẫu định kỳ để có hướng xử lý khắc phục khi chất lượng nước có diễn biến xấu.
|
|
Bàn giao và thả giống thực hiện đề tài |
Lãnh đạo Sở KH&CN kiểm tra tiến độ |
Sau thời gian thực nghiệm đã thu được một số kết quả:
* Giai đoạn 1: Mật độ 150 con/, tỷ lệ sống đạt 80%, cỡ thu hoạch 6-8g/con; Hệ số thức ăn 2,5; thời gian ương 50 ngày.
* Giai đoạn 2:
Hai ao thả mật độ 15 con/: 2 đạt tỷ lệ sống lần lượt là 70%, 72%; năng suất đạt 8,57 và 8,68 tấn/ha đạt 185-190% kế hoạch so với mục tiêu (4,5 tấn/ha). Lãi ròng của hai ao là: 276.051.000 đồng và 282.924.000 đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư ở 2 ao lần lượt là: 55,67% và 56,85%.
Hai ao thả mật độ 20 con/: đạt tỷ lệ sống lần lượt là 67%, 70%; năng suất đạt 10,46 và 10,63 tấn/ha đạt 160-163% kế hoạch so với mục tiêu (6,5 tấn/ha). Lãi ròng của hai ao là: 292.099.000 đồng và 303.676.000đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư hai ao lần lượt là: 47,29% và 48,91%. Hệ số thức ăn giai đoạn 2 là 1,8.
Thu hoạch tôm |
Chuyển tôm lên bể |
Cùng áp dụng một quy trình, cùng địa điểm nhưng kết quả năng suất, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế của hai ao nuôi mật độ 15 con/ cao hơn hai ao nuôi mật độ 20 con/ do mật độ nuôi thấp hơn, tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống cao hơn. Chính vì vậy, tùy vào điều kiện các cơ sở nuôi có thể áp dụng ở các mật độ phù hợp từ 15- 20 con/.
Trong quá trình nuôi ban chủ nhiệm đề tài cùng chủ hộ đã sát sao, theo dõi, quản lý chăm sóc. Đã có những giải pháp kịp thời để xử lý, điều chỉnh khi môi trường ao nuôi có biến động lớn, thời tiết thay đổi nên các yếu tố môi trường ao nuôi ổn định trong suốt vụ nuôi, không có dịch bệnh xảy ra.
Dựa trên quy trình đã có, khảo sát điều tra thực tế và đặc biệt với sự đóng góp kết quả nghiên cứu của đề tài. Ban chủ nhiệm đã hoàn hoàn thiện và đề xuất quy trình: Nuôi tôm càng xanh toàn đực hai giai đoạn phù hợp với điều kiện Hải Phòng. Đề tài thành công đã mở thêm hướng mới trong nuôi trồng thủy sản cho người dân, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh và đảm bảo ổn định sản lượng, năng suất tôm nuôi. Tạo sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu. Năm 2021, các hộ nuôi tôm càng xanh trên địa bàn các huyện An Lão, Kiến An, Kiến Thụy đã được tiếp nhận quy trình và ứng dụng vào sản xuất để góp phần tạo một vụ nuôi thắng lợi.
Ks. Nguyễn Thị Tài - Phòng CGKT Thủy sản