Gương nông dân làm kinh tế giỏi

09:05:15 13/10/2022 Lượt xem 481 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

       Anh Phạm Văn Khanh, 52 tuổi, sinh ra và lớn lên tại thôn Kim Côn, xã Chiến Thắng, huyện An Lão, vốn là một nông dân cần cù, chịu khó, hoà nhã, cởi mở.

      Khởi nghiệp từ năm 2003, được sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương, anh xây dựng trang trại gà nuôi gia công cho công ty CP với diện tích 1.000m2. Những vụ nuôi đầu chưa quen, anh gặp không ít khó khăn do chưa có kinh nghiệm sản xuất nên không tránh gặp nhiều rủi ro và thất bại. Nhưng được tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật do cán bộ Khuyến nông tổ chức, kết hợp với việc tìm hiểu thêm những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cùng với sự động viên rất lớn của gia đình, tạo điều kiện của chính quyền địa phương nên tình yêu nghề trong anh vẫn không suy giảm, anh vẫn quyết tâm kiên định yêu nghề. Sau đó, anh mở rộng trại gà lên 2.000m2 với quy mô 17.000 con. Mỗi năm anh nuôi 3 lứa gà xuất bán thu lợi nhuận 1 tỷ đồng.

      Với niềm đam mê học hỏi không ngừng, cùng với việc phát triển chăn nuôi, anh mua 01 máy lồng làm đất vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình.

     Năm 2015, gia đình anh được hỗ trợ mua một máy gặt đập liên hoàn KUBOTA của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

     Vừa làm vừa xây dựng dần mở rộng sản xuất, đến nay anh mua thêm 01 máy gặt đập, 02 máy cấy và máy gieo mạ khay. Số lượng mạ khay anh gieo cấy và bán cho nông dân của xã mỗi vụ lên đến 12.000 khay.

Cán bộ Khuyến nông tư vấn anh kỹ thuật sử dụng máy nông nghiệp

Khu nhà kho làm đất và gieo mạ khay

      Ngoài công việc của gia đình, anh còn nhiệt tình trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ các hộ nông dân khác nâng cao năng lực trong quá trình sản xuất kinh doanh và được tín nhiệm bầu là tổ trưởng "Tổ dịch vụ cơ giới hóa”.  

      Anh tích cực tuyên truyền vận động 35 hộ nông dân tham gia Mô hình áp dụng cơ giới hóa đồng bộ cấy cùng một loại giống lúa, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trên địa bàn xã với quy mô: 30ha. Tiến bộ kỹ thuật được áp dụng như: gieo mạ khay, cấy máy, sử dụng phân bón Arotobacterin, đến khi thu hoạch gặt bằng máy. Mô hình áp dụng kỹ thuật tổng hợp giúp hộ dân thuận lợi cho quá trình chăm sóc, giảm được phân bón hóa học, thuốc trừ sâu góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo sản phẩm sạch cho xã hội, đem lại năng suất cao, nâng cao hiệu quả kinh tế. Từ đó thu hút các hộ nông dân gắn bó với sản xuất đồng ruộng, giảm diện tích bỏ hoang do chi phí sản xuất nông nghiệp ngày càng cao.

      Khi biết tôi có ý muốn viết về anh - gương nông dân điển hình sản xuất giỏi, anh khiêm tốn: “Gia đình đã làm được gì đâu cô, có được thành quả như vậy, ngoài sự phấn đấu không ngừng của hai vợ chồng tôi, còn nhờ sự quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện của chính quyền địa phương, Phòng NN và PTNT huyện An Lão, và nhất là được các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, Trạm Khuyến nông An Lão đã tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, và hướng dẫn thăm quan mô hình có hiệu quả cao, giúp tôi học tập và làm theo”.

      Anh kiến nghị, rất mong Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, Trung tâm Khuyến nông, các cơ quan chức năng hỗ trợ đưa giống lúa chất lượng ST25 vào canh tác trên vùng đất quê nhà nhằm phát triển ổn định, bền vững.

      Đến trang trại của anh, chúng tôi không khỏi thán phục nghị lực vươn lên và ý chí quyết tâm làm giàu, sự yêu nghề của anh./.

Ks. Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Trạm Khuyến nông An Lão

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 3728
  • Hôm qua: 4834
  • Tuần này: 28411
  • Tuần trước: 27766
  • Tháng này: 230676
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2798737
0225.3541.398 
messenger icon