Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ " Giải pháp liên kết trong sản xuất tập trung, khắc phục tình trạng bỏ ruộng trên địa bàn thành phố Hải Phòng"

15:56:51 24/06/2024 Lượt xem 480 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

          Được sự nhất trí của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sáng ngày 20/6/2024 tại Đồ Sơn, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ “Giải pháp liên kết trong sản xuất tập trung, khắc phục tình trạng bỏ ruộng trên địa bàn thành phố Hải Phòng”.

             Dự diễn đàn có Ông Nguyễn Ngọc Tuất – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đại diện lãnh đạo các phòng, chi cục: Phòng Kỹ thuật; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trung tâm Khuyến nông: Ban giám đốc, Trưởng các phòng, Trạm. Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện (Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, An Dương, An Lão); Lãnh đạo UBND một số xã tiêu biểu trong tích tụ ruộng đất; Đại diện các Hợp tác xã Nông nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả trên địa bàn các huyện; Các hộ đại điền tích tụ ruộng đất sản xuất tập trung, quy mô lớn trên địa bàn các huyện; Đại biểu Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Hải Phòng, Công ty TNHH Thuận Lợi; Công ty Cổ phần VBM Group; Công ty TNHH khoa học công nghệ Minh Long; Công ty Cổ phần Nicotex Thái Bình, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, Công ty Cổ phần Đại Thành, và các cơ quan thông tấn, báo chí.

Quang cảnh Diễn đàn

           Tại hội nghị, các đại biểu được nghe cơ quan chức năng thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin về thực trạng ruộng bỏ hoang và việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa. Tính đến hết năm 2023, trên địa bàn thành phố có 189 đại điền tích tụ ruộng đất 2.256 ha, chiếm 5,4% so với tổng diện tích đất trồng lúa toàn thành phố. Giai đoạn 2019 - 2023, toàn thành phố đã chuyển đổi 3.880 ha đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Các chuyên gia giải đáp thắc mắc và câu hỏi của đại biểu tham dự Diễn đàn

          Cùng với đó, tại diễn đàn, các đại điền trao đổi với cơ quan chức năng thực tế việc tích tụ ruộng đất dưới hình thức thu gom ruộng bỏ hoang để sản xuất lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách đất đai; điều kiện sản xuất thực tế còn thiếu nhân lực, thiếu kinh phí đầu tư máy móc thiết bị sản xuất hiện đại phục vụ các vùng sản xuất lớn; giá vật tư nông nghiệp tăng cao. Từ đó, các đại điền đề xuất cơ quan chức năng tập trung tháo gỡ bằng các giải pháp thiết thực để yên tâm sản xuất đạt hiệu quả cao; hỗ trợ các đại điền liên kết sản xuất tập trung...

           Theo ông Nguyễn Ngọc Tuất – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp là dịp để các đại biểu thảo luận tìm ra những giải pháp nhằm giúp người nông dân nắm bắt các chủ trương chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai để phát triển kinh tế nông nghiệp tại Hải Phòng. Đồng thời cũng nhấn mạnh: Tích tụ ruộng đất là tất yếu của phát triển nông nghiệp hàng hoá theo cơ chế thị trường, quá trình tích tụ ruộng đất phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, giúp nông dân tiếp cận được ruộng đất để nâng cao đời sống. Tích tụ ruộng đất phải nhằm vào khai thác và sử dụng đất một cách hiệu quả nhất.

Ông Nguyễn Ngọc Tuất – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

phát biểu khai mạc tại Diễn đàn

          Tại Hội nghị, đại diện một số doanh nghiệp giới thiệu, kết nối với các đại điền tích tụ ruộng đất máy cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp, một số thiết bị không người lái, một số loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp trên các cánh đồng lớn.

Nguyễn Hương Giang - Phòng Đào tạo, Thông tin và Thị trường

Bài viết liên quan:

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 10969
  • Hôm qua: 14447
  • Tuần này: 54267
  • Tuần trước: 62771
  • Tháng này: 459919
  • Tháng trước: 555226
  • Lượt truy cập: 4493194
QR Code

Dùng điện thoại scan mã QR này để truy cập vào website

QR Code
0225.3541.398 
messenger icon