Toạ đàm giải pháp mở rộng diện tích trồng sen khắc phục tình trạng bỏ ruộng hoang trên địa bàn huyện Kiến Thụy

16:26:24 31/07/2024 Lượt xem 290 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

          Sáng ngày 17/07/2024, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Phòng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kiến Thụy tổ chức Toạ đàm trao đổi “ Giải pháp mở rộng diện tích trồng sen khắc phục tình trạng bỏ ruộng hoang trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng” tại xã Hữu Bằng, Kiến Thụy, Hải Phòng. 

Toàn cảnh tọa đàm

          Tham dự Hội nghị có Đồng chí Cao Thanh Huyền - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng; đồng chí Ngô Trung Kiên - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Phòng; đồng chí Lê Thị Thanh Huyền – Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Kiến Thụy; Lãnh đạo phòng Nông nghiệp huyện; Lãnh đạo Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện; Lãnh đạo Trạm Khuyến nông Kiến Thụy, cán bộ phòng Đào tạo, Thông tin và Thị trường, khuyến nông viên phụ trách các xã. Đại diện Lãnh đạo UBND xã Hữu Bằng; Hội nông dân xã, Giám đốc HTX sen Hữu Bằng; các ông, bà Trưởng thôn; Hội phụ nữ,các tập thể, cá nhân trồng Sen tại các xã Hữu Bằng, Đại Đồng, Thuận Thiên, Thanh Sơn huyện Kiến Thụy.

Bà Lê Thị Thanh Huyền – Trưởng phòng nông nghiệp huyện phát biểu 

 

Các sản phẩm từ sen của địa phương trưng bày tại Tọa đàm

          Tại buổi Tọa đàm, đồng chí Lê Thị Thanh Huyền đã phát biểu ý kiến tham luận về kết quả tích tụ ruộng đất trên địa bàn huyện, cơ chế chính sách của huyện trong việc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tích tụ ruộng đất. Bà chia sẻ thêm : Mô hình chuyển đổi lúa sang trồng cây hàng năm tương đổi hiệu quả và phù hợp với địa bàn huyện. Hiện nay những chỗ sâu trũng người dân bỏ hoang chuyển sang trồng sen cho hiệu quả kinh tế khá cao. Trung bình trồng sen cho thu nhập từ 15-20 triệu đồng/1sào/năm cao gấp 10-15 lần trồng lúa. 

Đồng chí Ngô Trung Kiên- Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

          Ông Ngô Trung Kiên- Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông tin thêm: “Diện tích trồng sen ở địa phương còn manh mún và thiếu quy hoạch hoặc chưa được đầu tư đúng mức về kỹ thuật nên cho năng suất chưa cao. Để tạo ra sản phẩm hàng hoá cần có đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích trên các vùng đất hiện có để trồng sen, cần chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả, mặt nước hoang, đất lúa một vụ, ao, hồ, sông, … sang trồng sen và quy hoạch vùng trồng sen trọng điểm”. 

Trao đổi, giải đáp, chia sẻ những kinh nghiệm trồng sen tại Tọa đàm 

Các hộ trồng sen đặt câu hỏi trong Tọa đàm

         Để giúp bà con nông dân, các HTX và các địa phương có đầy đủ thông tin, cơ chế chính sách tích tụ ruộng đất, mở rộng diện tích trồng sen hiệu quả tại buổi Toạ đàm, Chủ tọa và các chuyên gia đã giải đáp nhiều câu hỏi, đưa ra những giải pháp, chia sẻ những kinh nghiệm, nhằm tháo gỡ những khó khăn và nâng cao những thế mạnh của địa phương phát triển hệ sinh thái kinh tế cây sen, phát triển du lịch trải nghiệm từ nuôi trồng sen, chế biến, xây dựng thương hiệu và các hoạt động xúc tiến thương mại có liên quan đến cây sen… 

Đồng chí Cao Thanh Huyền – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng phát biểu tại Tọa đàm

         Đồng chí Cao Thanh Huyền nhấn mạnh: Xác định vùng sản xuất cây sen phù hợp với thổ nhưỡng và thị trường tiêu thụ để lựa chọn các giống sen cho hiệu quả kinh tế cao như giống lấy hoa, lấy ngó, lấy hạt, lấy củ,…đồng thời phải ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật thâm canh, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tạo sự dịch chuyển mang tính bền vững từ phương thức sản xuất cũ sang phương thức sản xuất mới theo chuỗi giá trị, ứng dụng KHCN, kết hợp du lịch sinh thái nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong thời gian tới Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng sẽ tiếp tục nghiên cứu và hỗ trợ tư vấn cho nông dân quy trình sản xuất các giống sen cho hiệu quả kinh tế.

Ks. Tăng Thị Hương – Trạm KN Kiến Thụy

 

 

 

Bài viết liên quan:

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 12393
  • Hôm qua: 14447
  • Tuần này: 55691
  • Tuần trước: 62771
  • Tháng này: 461343
  • Tháng trước: 555226
  • Lượt truy cập: 4494618
QR Code

Dùng điện thoại scan mã QR này để truy cập vào website

QR Code
0225.3541.398 
messenger icon