Chuỗi bài: Tổng kết 30 năm KN VN . Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng xây dựng chuỗi văn phòng trưng bày, giới thiệu, liên kết tiêu thụ nông sản an toàn và sản phẩm OCOP thành phố Hải Phòng

22:10:40 22/08/2023 Lượt xem 1331 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

        1.Sự cần thiết xây dựng chuỗi Văn phòng

        Theo số liệu thống kê, lượng hàng nông sản lưu thông, tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hải Phòng mỗi ngày khoảng 550 - 700 tấn rau củ quả, thịt các loại, trong đó rau trên 400 tấn, hoa quả các loại gần 200 tấn, khoảng 95 tấn thịt gia súc, 500 tấn thủy sản,... Hiện tại, Hải Phòng tự cung cấp tại chỗ 35% lượng rau củ quả (khoảng 200 tấn), còn lại là nông sản từ các tỉnh vận chuyển vào tiêu thụ tại Hải Phòng. Riêng chợ đầu mối nông sản Phương Nghĩa (Sở Dầu, Hồng Bàng), lượng hàng nông sản nhập về chợ trung bình 180 tấn/ngày, chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng yên, Lào Cai, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hà Nội và một số tỉnh miền Trung trở vào, thời điểm cao điểm khoảng 200 tấn/ngày. Ngoài chợ đầu mối Phương Nghĩa, lượng hàng nông sản được vận chuyển về Hải Phòng có nguồn gốc từ các tỉnh thành trên được tiêu thụ trong các hệ thống phân phối lớn như Mega, Go HP, Co.opmart, Winmart, hệ thống Winmart + khoảng 50 tấn/ngày. Trên đia bàn thành phố Hải Phòng có trên 270 chợ kinh doanh thực phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân thành phố. Có 05 siêu thị lớn và hệ thống các cửa hàng, siêu thị mini kinh doanh các mặt hàng nông sản.

        Thành phố Hải Phòng bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ năm 2018 theo Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 17/8/2018 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018-2020. Đến tháng 3/2021, Uỷ ban nhân dân ban hành Quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 09/3/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình đến năm 2021 đã có 99 sản phẩm của 35 tổ chức, cá nhân được công nhận sản phẩm OCOP thành phố. Các sản phẩm OCOP thành phố nhóm sản phẩm thực phẩm chiếm trên 70% tổng số sản phẩm OCOP.

        Việc xây dựng Chuỗi Văn phòng trưng bày, liên kết tiêu thụ nông sản an toàn và sản phẩm OCOP thành phố Hải Phòng được xem là một giải pháp, một bước đi cần thiết đáp ứng được yêu cầu thực tế trong việc lan tỏa, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho người dân, cũng như giải được bài toán mà nhiều địa phương đang loay hoay bấy lâu nay về hướng đi cần thiết cho sản phẩm OCOP, góp phần tích cực vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

         2. Kết quả xây dựng chuỗi văn phòng

        Văn phòng đầu tiên được xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2013, có trụ sở chính tại số 6, phố Chiêu Hoa, quận Kiến An, Hải Phòng. Đến tháng 11 năm 2021, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng xây dựng thêm 04 văn phòng tại các địa chỉ Huyện Kiến Thụy: Thị trấn Núi Đối; Huyện An Dương: số 90 thị trấn An Dương; Huyện Tiên Lãng: số 238, khu 4, thị trấn Tiên Lãng; Quận Kiến An: số 173 Nguyễn Lương Bằng, quận Kiến An.

    Văn phòng quận Kiến An

Văn phòng huyện An Dương

Văn phòng huyện Tiên Lãng

Văn phòng huyện Kiến Thụy

          - Về Sản phầm trưng bày, giới thiệu tại các văn phòng

         Hiện tại có trên 350 sản phẩm các loại khác đã có tại giá kệ chuỗi Văn phòng. Trong đó: Sản phẩm OCOP Hải Phòng có trên 120/189 sản phẩm của 35/61 chủ thể, đơn vị; sản phẩm đặc trưng, an toàn 80 sản phẩm; Sản phẩm OCOP các tỉnh và sản phẩm vùng miền 215 sản phẩm của gần 20 tỉnh: Hà Nội, Lào Cai, Hòa Bình, Bắc Giang, Hải Dương, Điện Biên, Thái Bình, Sơn La, Phú Thọ, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Đà Lạt, Thái Nguyên, Lạng Sơn …

           Lượng tiêu thụ hàng tháng: Rau ăn lá và các loại củ (cà rốt, dưa chuột, bầu, bí, khoai tây, củ cải, su su…) hơn 2,5 tấn; Quả các loại (cam, dưa lê, dưa bở, dưa vàng, nho, xoài, mít…) gần 2 tấn; Hải sản tươi, hải sản 1 nắng (tôm, cua, cá, …) gần 1 tấn; Thịt gia súc (bò, lợn..) hơn 0,5 tấn; Thịt gia cầm và thủy cầm gần 0,4 tấn; các loại trứng 2.000 quả; sản phẩm đồ khô (mắm, bánh đa, miến, gạo, các loại gia vị, …) các loại với số lượng hơn 1,5 tấn…..

 

             - Về Tổ chức, quản lý chuỗi Văn phòng:

           - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 713/QĐ-SNN ngày 22/11/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Thành lập chuỗi Văn phòng trưng bày, giới thiệu, liên kết tiêu thụ nông sản an toàn và sản phẩm OCOP thành phố Hải Phòng.

          - Trung tâm Khuyến nông ban hành Quyết định số 406/QĐ-KN ngày 22/11/2021 về việc phân công thực hiện nhiệm vụ tại chuỗi Văn phòng trưng bày, giới thiệu, liên kết tiêu thụ nông sản an toàn và sản phẩm OCOP thành phố Hải Phòng do Tư vấn Khởi nghiệp quản lý.

          - Trung tâm Khuyến nông ban hành các văn bản: Quy chế (tạm thời) hoạt động Chuỗi Văn phòng trưng bày, giới thiệu, liên kết tiêu thụ nông sản an toàn và sản phẩm OCOP thành phố Hải Phòng; Nội quy; Quy định về văn hóa ứng xử tại các văn phòng; Quy trình xét duyệt sản phẩm vào chuỗi Văn phòng; phân công nhiệm vụ cụ thể từng vị trí phụ trách tại Văn phòng.

           - Về đào tạo hệ thống: trước khi chuỗi Văn phòng đi vào hoạt động, Trung tâm đã tạo điều kiện cho các thành viên tham gia chuỗi Văn phòng được tham gia đào tạo bài bản với lộ trình 21 ngày Bí quyết bán hàng thành công do chuyên gia tỷ phú người người Singapo KEN BAY trực tiếp đào tạo. Kỹ năng bán hàng và giới thiệu sản phẩm; maketing sản phẩm.

            - Về đồng phục: toàn bộ các thành viên tham gia chuỗi Văn phòng được trang bị đồng phục của Văn phòng thể hiện tính nghiêm túc, chuyên nghiệp.

            - Xây dựng trang Web, trang Fb, Zalo giới thiệu sản phẩm cho từng Văn phòng: Nhằm tuyên truyền để đông đảo người dân biết đến chuỗi Văn phòng, biết đến các sản phẩm trưng bày, giới thiệu tại văn phòng, Trung tâm đã nghiên cứu xây dựng từ trang Web đến trang Fb văn phòng.

              Tên trang Web: khuyennonghaiphong.gov.vn;

            Tên trang Fb, Zalo từng văn phòng: VP nông sản an toàn huyện Tiên Lãng; VP nông sản an toàn huyện Kiến Thụy; VP nông sản an toàn huyện An Dương; VP nông sản an toàn quận Kiến An.

               - Triết lý của Chuỗi văn phòng:

              Vì sức khỏe người tiêu dùng, Vì lợi ích người sản xuất

              Vì một nền nông nghiệp xanh phát triển bền vững

 

             - Về kết nối, xúc tiến thương mại, tư vấn sản xuất

           - Thông qua các văn phòng Trung tâm tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến thương mại, tư vấn, tuyên truyền các chủ trương chính sách của thành phố cho doanh nghiệp, người sản xuất.

            - Tổ chức tiêu thụ giúp nông dân về sản phẩm ổi, hành tỏi, rau củ quả, trứng không bán được do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID.

           - Tổ chức kết nối các chủ thể sản xuất hướng dẫn xây dựng video tuyên truyền quảng bá sản phẩm OCOP và nông sản an toàn trên mạng xã hội.

             + Phối hợp với Sở nông nghiệp tỉnh Hải Dương tổ chức giới thiệu liên kết tiêu thụ sản phẩm rau chất lượng cao, vải tại các Văn phòng.

             Xúc tiến thương mại sản phẩm vải thiều, rau Hải Dương

 

              Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm mùa dịch COVID

            Đánh giá bước đầu lượng khách, sản phẩm khách hàng quan tâm

         Sau hơn một năm chuỗi văn phòng đi vào hoạt động bước đầu đánh giá được lượng khách hàng tiếp cận qua mạng xã hội, trực tiếp thăm quan tại các Văn phòng như sau:

           - Số lượng người tiếp cận qua các trang zalo, FB: trên 2000 lượt người tiếp cận

           - Số lượng người tham quan trực tiếp tại các văn phòng: gần 500 người

           - Sản phẩm được khách hàng quan tâm nhiều:

           + Đến nay sản phẩm OCOP Hải Phòng đã có 179 sản phẩm, có 05 sản phẩm đang đề nghị Trung ương đánh giá 5 sao; 57 sản phẩm đạt 04 sao; 117 sản phẩm đạt 03 sao; tiêu biểu phải kể đến các sản phẩm OCOP được người tiêu dùng quan tâm như: mật ong Tùng Hằng, sản phẩm của Công ty Trường Xanh, gạo ruộng rươi của HTX Thụy Hương, Gạo hữu cơ Kiến Quốc, Thịt gia cầm của công ty Lượng Huệ, nước mắm Cát Hải, trứng gà Chiêu Viên, Na Liên Khê, sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu, rượu Đất Cảng, …

          + Nông sản đặc trưng, an toàn của Hải Phòng: bánh đa Đất Cảng, bánh đa Đông trùng hạ thảo, tương ớt Quê Tôi, ổi thị trấn Vĩnh Bảo, Dưa chuột, dưa vàng, dưa lưới nhà kính, nhà lưới; Rau an toàn HTX Thắng Thủy; HTX Thái Sơn.

         + Kết nối cho các chủ thể đưa sản phẩm ra các tỉnh để liên kết tiêu thụ và quảng bá hình ảnh con người đất cảng được trên 15 sản phẩm.

         + Sản phẩm OCOP, đặc trưng vùng miền: các sản phẩm của Lào Cai, Hòa Bình (cam Cao Phong), Hải Dương: bánh đậu xanh, bánh đa cá rô đồng, Thái Bình (trứng vịt, vịt biển), Sơn La, Lạng Sơn: rau, củ, quả,…được giới thiệu và kết nối về thành phố tạo thói quen và đáp ứng nhu cầu về sản phẩm sạch, ngon an toàn có truy xuất nguồn gốc được sự phản hồi tích cực của đông đảo người dân thành phố.

              3. Phương hướng năm 2023

             Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông dự kiến khai trương thêm 02 Văn phòng tại tại 2 Trạm Khuyến nông: Thị trấn Vĩnh Bảo; Thị trấn An Lão nâng tổng số Văn phòng lên 06 văn phòng. Các chuỗi văn phòng đã từng bước thực hiện nhiệm vụ chính trị, chức năng của đơn vị là trưng bày, giới thiệu, tư vấn xây dựng thương hiệu, quảng bá kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các chủ thể OCOP, các sản phẩm đặc sản, đặt trưng, sản phẩm chủ lực của thành phố. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới:

           - Hoàn chỉnh các Hệ thống, Quy trình vận hành của chuỗi. Chuẩn bị cho tiếp cận với hạch toán kinh tế và tự chủ một phần theo Nghị định 60 của Chính Phủ. Xây dựng chuỗi thống nhất nhận diện thương hiệu chuỗi Văn phòng, văn hóa của chuỗi và kế hoạch hoạt động hiệu quả.

            - Tổ chức các Hội nghị xúc tiến thương mại kết nối giữa người sản xuất với doanh nghiệp liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, hội nghị khách hàng giữa người tiêu dùng với người sản xuất.

           - Xây dựng cộng đồng, tạo sân chơi cho các chủ thể OCOP có điều kiện giao lưu, học tập, thông thương hàng hóa, sản phẩm của đơn vị mình với vùng, miền tại Hải Phòng và trong cả nước.

            - Rà soát, tư vẫn, hỗ trợ cho các chủ thể OCOP tiếp tục hoàn thiện nhãn mác, bao bì, tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ. Tư vấn hỗ trợ cho các chủ thể có sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP thực hiện tiêu chí 13.2 nhất là các xã về đích NTM.

            - Phối hợp với các sàn thương mại điện tử, các siêu thị để tư vấn kết nối cho các chủ thể ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn, truy xuất nguồn gốc tại các địa phương.

Th.s. Lê Thị Đức - TP. Phòng Đào tạo, Thông tin và thị trường

 

 

 

 

 

 

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 7433
  • Hôm qua: 9996
  • Tuần này: 17429
  • Tuần trước: 55422
  • Tháng này: 284718
  • Tháng trước: 488381
  • Lượt truy cập: 3722964
QR Code

Dùng điện thoại scan mã QR này để truy cập vào website

QR Code
0225.3541.398 
messenger icon