Trung tâm Khuyến nông tổ chức thành công chuyến tham quan, học tập tại 4 tỉnh: Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang

09:10:18 18/04/2023 Lượt xem 259 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

         Từ ngày 14 - 16 tháng 4 năm 2023, được sự đồng ý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 04 tỉnh: Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã tổ chức đoàn tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm mô hình kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi số và xây dựng nông thôn mới tại 4 tỉnh: Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên và Tuyên Quang do đồng chí Nguyễn Ngọc Đam - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông làm trưởng đoàn.

       Cùng tham gia với đoàn có đồng chí Nguyễn Ngọc Tuất - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lãnh đạo các phòng ban , đơn vị trực thuộc Sở: Phòng Tổ chức, cán bộ,  Thanh Tra Sở, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện: Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên; Cát Bà,  lãnh đạo các Phòng, Trạm, Trại trực thuộc Trung tâm Khuyến nông.

       Tiếp và làm việc cùng với đoàn tại 04 tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang các đồng chí Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, UBND các xã nơi đến thăm quan, học tập mô hình.

        Tại tỉnh Hưng Yên đoàn  đã có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã Vân Quan, huyện Văn Giang trao đổi, học tập kinh nghiệm mô hình chuyển đổi trồng hoa tại xã Vân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Huyện Văn Giang hiện có 1310 ha trồng hoa, cây cảnh các loại, hình thành hai vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung gồm: Vùng sản xuất hoa ở các xã: Xuân Quan, Phụng Công; vùng sản xuất cây cảnh ở các xã: Liên Nghĩa, Mễ Sở, Thắng Lợi và thị trấn Văn Giang. Các nhóm sản phẩm hoa, cây cảnh chủ lực của huyện Văn Giang gồm: Hoa cắt cành; hoa giỏ treo; cây trang trí viền, nền; cây cảnh có múi; cây cảnh bon sai với nhiều chủng loại, kiểu dáng, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

         Riêng xã Xuân Quan có trên 200ha chuyển đổi từ sản xuất lúa kém hiệu quả sang sản xuất hoa, cây cảnh với   hơn 2 triệu sản phẩm hoa chậu, hoa giỏ treo, hoa thảm với hơn 70 chủng loại hoa các loại/tháng (sản phẩm chủ yếu lại làng nghề này gồm các loại hoa hồng, cúc, tuylip, phong lan, dạ yến thảo, ngọc thảo, trạng nguyên, ...)

Lãnh đạo UBND xã Vân Quan giới thiệu về  vùng chuyển đổi trồng hoa tại Văn Giang, Hưng Yên

       Để phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn, những năm gần đây, nhiều nhà vườn đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà màng để hạn chế ảnh hưởng của môi trường đến sinh trưởng và phát triển của hoa, cây cảnh; lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt, tưới nước phun sương nhằm tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, giúp tiết kiệm nước. Hàng năm, các địa phương và tổ chức hội, đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền chuyển giao khoa học - kỹ thuật về sản xuất hoa, cây cảnh, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ, giá thể trồng hoa mang lại hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường.

Đoàn thăm quan một hộ sản xuất hoa tại xã Vân Quan

        Cũng buổi làm việc tại tỉnh Hưng Yên, đoàn đã có buổi làm việc và tham quan Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ An Đình, trụ Sở nhà máy tại Khu công nghiệp Ngọc Lâm, thôn tại Hòe Lâm, Ngọc Lâm, Mỹ Hào, Hưng Yên; Văn phòng đại diện tại số 39, ngách 34/156, phố Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Công ty An Đình được thành lập vào năm 2005, là doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản duy nhất tại Hưng Yên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản, năm 2011, An Đình cũng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu được Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Sản phẩm chính của An Đình loại gạo giống Nhật, gạo đặc sản, gạo cao cấp có chất lượng ngon. Hiện nay An Đình đã có mặt tại hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới; Vụ Xuân năm 2023, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ An Đình để xây dựng mô hình trên 02 giống ĐS1, Nếp An Đình trên diện tích 10 ha tại xã Trấn Dương huyện Vĩnh Bảo; xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy.

Thăm quan Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ An Đình tại Hưng Yên

Đoàn thăm quan bên trong nhà máy chế biến

        Tại Tỉnh Bắc Giang đoàn đã đi thăm mô hình  chuyển đổi cây trồng sản xuất cam canh gép trên gốc bưởi ứng dụng phân bón sinh học SUMAGOW sản xuất theo hướng hữu cơ tại Huyện  Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đoàn công tác đã có buổi gặp mặt, trao đổi với Trung tâm dịch vụ Kỹ thuật huyện Lục Ngạn,  các chủ mô hình sản xuất, trồng trọt trực tiếp trao đổi một số kinh nghiệm trong sản xuất, ghép cam canh trên gốc bưởi, chăm sóc, sử dụng các loại phân bón hữu cơ, ứng dụng phân bón sinh học ứng dụng phân bón sinh học Sumagow sản xuất theo hướng hữu cơ; thị trường tiêu thụ  

Đoàn tham quan  Mô hình chuyển đổi cây trồng sản xuất cam canh ghép trên gốc bưởi ứng dụng phân bón sinh học SumaGow sản xuất theo hướng hữu cơ tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

       Tại tỉnh Thái Nguyên, đoàn đi thăm quan học tập tại xã Tân Cương với 02 mô hình. Mô hình ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số trong sản xuất nho hạ đen và nho sữa; mô hình HTX kiểu mới phát triển sản xuất chè gắn với du lịch sinh thái, trải nghiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao theo hướng hữu cơ và sản phẩm đạt OCOP 4 sao.

        Mô hình Phát triển sản xuất gắn với du lịch sinh thái tạo du lịch trải nghiệm vùng chè - văn hóa trà  do Hợp tác xã Chè Hảo Đạt xây dựng quy mô sản xuất và đưa chương trình du lịch sinh thái vào hoạt động như: Khách hàng đến trải nghiệm không gian thanh bình của vùng chè đặc sản Tân Cương, tại đây ngoài được tìm hiểu về lịch sử, nguồn gốc cây chè, thăm quan quy trình trồng và chăm sóc chè, thăm quan đồi chè và trải nghiệm cuộc sống nhà nông; khách du lịch được tự tay hái chè, sao chè bằng tay, pha trà, đóng chè, kho cá..., thưởng thức những chén trà xanh sóng sánh với mùi thơm dịu nhẹ, vị đắng chát nhưng ngọt hậu của vùng chè đặc sản Tân Cương. Từ đó mang lại lợi ích cả về kinh tế, môi trường và xã hội góp phần tăng trường GDP cho tỉnh.

Đoàn thăm quan, trao đổi tại khu du lịch sinh thái, trải nghiệm của HTX chè Hảo Đạt

Đoàn thăm quan mô hình sản xuất Nho tại xã Tân Cương

       Tại tỉnh Tuyên Quang đoàn đã đi thăm và làm việc tại xã Thái Bình, xã Thái Bình là một trong những xã đạt đã về đích Nông thôn mới kiểu mẫu tại tỉnh Tuyên Quang. Đoàn được đồng chí Bí thư Đảng bộ xã Thái Bình đưa đi thăm HTX nuôi ong và gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm mật ong và thăm mô hình vườn mẫu của xã.

       Đồng chí Bí thư xã giới thiệu sau hơn 2 năm tập trung thực hiện bằng cách làm năng động, sáng tạo, diện mạo nông thôn xã Thái Bình ngày càng đổi mới toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân tiếp tục được nâng cao, cơ sở hạ tầng khang trang, sạch đẹp. Các tuyến đường trục, liên xã, đường thôn, xóm, đường trục chính nội đồng được nhựa hóa, bê tông hóa, cứng hóa 100%, tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao thương hàng hóa và sản xuất cho nhân dân…Hiện nay trên địa bàn xã không còn hộ nghèo, chỉ còn 6 hộ đang hưởng bảo trợ xã hội. Thu nhập bình quân đầu người của xã tính đến nay đạt 55,64 triệu đồng/người/năm.

Đoàn thăm quan tại vườn mẫu, mô hình nuôi ong lấy mật tại xã Thái Bình

        Tại các điểm đến, Đoàn đã có nhiều câu hỏi, nghi vấn tích cực để trao đổi  tập trung làm rõ vào một số nội dung: Mô hình tổ chức, quản lý, chia sẻ lợi ích đối với các thành viên trong tổ Khuyến nông cộng đồng; phương án xây dựng, cách thức kết nối và lan tỏa thông tin. Đây là những kinh nghiệm quý để sau này các thành viên của đoàn áp dụng và phổ biến nhân rộng tại địa phương. Qua trao đổi đoàn đã học tập được nhiều kinh nghiệm trong các khâu tổ chức, triển khai mô hình, tập huấn cho nông dân, tìm giải pháp cho những khó khăn đặc thù của địa phương.

         Sau chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm thực tế tại 4 tỉnh, đồng chí Nguyễn Ngọc Đam - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông chủ trì cùng các thành viên trong đoàn đúc rút tìm được những bài học, tâm đắc cho bản thân qua từng ngày, qua từng mô hình, cách làm, hiện thực, trên cơ sở đó căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương mình mỗi cá nhân, đơn vị đề xuất nội dung, cách làm phù hợp để triển khai thực hiện trên địa bàn mình sao cho có hiệu quả nhất theo hướng chuyển hiện thực thành công và lấy hiện thực nuôi dưỡng hiện thực.

       Đặc biệt chuyến đi giúp cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện rút ra bài học kinh nghiệm quý báu để áp dụng trong tham mưu cho UBND huyện trong triển khai các nhiệm vụ tại các địa phương. Chuyến đi góp phần tăng cường củng cố, tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các phòng, cơ quan, đơn vị trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các phòng nông nghiệp Phát triển nông thônn các địa phương vì mục tiêu cơ cáu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.

       Thông qua chuyến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm mô hình kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi số và xây dựng nông thôn mới tại 4 tỉnh: Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên và Tuyên Quang là dịp để Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng và các tỉnh tiếp tục tăng cường, nâng cấp mối quan hệ hợp tác, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm mới hiệu quả trên nhiều lĩnh vực công tác trong thời gian tới trong liên kết vùng, hướng đến mô hình đạt hiệu quả cao, phù hợp với lợi thế so sánh của địa phương, góp phần nâng cao giá trị và phát triển một cách bền vững kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới./.

Nguyễn Hương Giang - Phòng Đào tạo, Thông tin và Thị Trường

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 765
  • Hôm qua: 3425
  • Tuần này: 4190
  • Tuần trước: 29866
  • Tháng này: 277316
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2845377
0225.3541.398 
messenger icon