Trung tâm Khuyến nông tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật sản xuất hàng hóa lúa chất lượng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu vụ Xuân năm 2023”

09:16:58 22/03/2023 Lượt xem 226 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

         Thực hiện Kế hoạch chương trình Khuyến nông năm 2023. Vụ Xuân 2023 Trung tâm Khuyến nông triển mô hình: “Xây dựng vùng sản xuất hàng hóa lúa chất lượng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu vụ Xuân năm 2023”; Để người dân trong và ngoài mô hình nắm bắt được quy trình kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa trong mô hình, vừa qua tại Nhà văn hóa xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy , Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng phối hợp với UBND xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật sản xuất hàng hóa lúa chất lượng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu vụ Xuân năm 2023” cho các hộ nông dân thuộc xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

 

Bà Lê Thị Đức – Trưởng phòng Phòng Đào tạo, Thông tin và Thị trường

phát biểu khai mạc lớp học

         Tham dự lớp tập huấn có đại diện phòng Đào tạo Thông tin và Thị trường, Đại diện lãnh đạo Trạm Khuyến nông Kiến Thụy; Đại diện UBND xã Ngũ Phúc và 30 học viên là hộ dân trong và ngoài mô hình trên địa bàn xã Ngũ Phúc.

         Giảng viên đứng lớp là KNV Trạm Khuyến nông Kiến thụy có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất, có nghiệp vụ sư phạm chỉ truyền đạt kiến thức cho người dân dễ hiểu, dễ nắm bắt được quy trình.

Quang cảnh lớp học

         Do mô hình là sản xuất lúa chất lượng cao để xuất khẩu nên quy trình sản xuất cũng như loại phân bón, thuốc BVTV cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình do đơn vị thu mua sản phẩm đưa ra.

          Tại buổi tập huấn, nông dân được cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Kiến Thụy hướng dẫn những kiến thức cơ bản trong việc trồng lúa chất lượng cao từ việc chọn giống, phương pháp gieo mạ, nhất là việc quản lí, sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, an toàn, hạn chế dư lượng hóa chất trong sản phẩm. Giống lúa được lựa chọn gieo cấy là lúa nếp AD, có năng suất 32-42 tấn/5ha; Lúa DS1 có năng suất 35-50 tấn/5 ha và đều có hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra, nông dân còn được thông tin các quy định của pháp luật về quản lý sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, góp phần bảo vệ môi trường.

         Việc tham gia mô hình giúp nông dân giảm được tối đa chi phí đầu vào, đồng thời tăng năng suất, chất lượng hạt gạo, tạo tiền đề cho việc xây dựng, phát triển thương hiệu gạo của tỉnh nhà trong thời gian tới.

        Với định hướng xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị, người nông dân tham gia mô hình sẽ trờ thành đơn vị cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp, doanh nghiệp là đơn vị tư vấn, trực tiếp bao tiêu sản phẩm cho nông dân, Trung tâm khuyến nông là đơn vị kết nối, hỗ trợ, tư vấn, chỉ đạo kỹ thuật cho nông dân để nâng cao kỹ năng sản xuất, hiệu quả sản xuất, mô hình hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tốt, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích canh tác, khắc phục tình trạng bỏ ruộng, giúp người dân thêm tin tưởng, gắn bó với đồng đất quê hương.

Nguyễn Hương Giang - Phòng Đào tạo, thông tin và thị trường

Bài viết liên quan:

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 6202
  • Hôm qua: 4613
  • Tuần này: 29296
  • Tuần trước: 27766
  • Tháng này: 237763
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2805824
0225.3541.398 
messenger icon