Trong các ngày 09/8, 10/8 và 18/8/2022, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng tổ chức đón tiếp đoàn công tác của Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang tới làm việc và tham quan, học tập một số mô hình nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Làm việc và đón tiếp đoàn có Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông đại diện Lãnh đạo các phòng, Trạm trực thuộc.
Phát biểu tại các buổi làm việc ông Nguyễn Ngọc Đam - Giám đốc Trung tâm nhấn mạnh, việc tổ chức những chuyến tham quan học tập là một việc làm rất thiết thực và vô cùng có ý nghĩa, mang lại nhiều kiến thức thực tế cho các thành viên tham gia đoàn công tác. Đây là dịp để các tỉnh và các thành viên có cơ hội giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giúp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ Khuyến nông, cộng tác viên Khuyến nông. Tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các tỉnh trong việc đào tạo và tập huấn. Đồng thời cũng mong muốn trong thời gian tới Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh cần tăng cường và phát triển phù hợp hoạt động này để đây thực sự là nơi bồi dưỡng những kinh nghiệm và kiến thức, những mô hình hay, mô hình điển hình của từng địa phương để có thể áp dụng vào thực tế địa phương mình.
Cùng ngày các đoàn công tác đi tham quan thực tế một số các mô hình tiêu biểu trên địa bàn thành phố như: mô hình “Sản xuất na theo VietGAP gắn truy xuất nguồn gốc đạt chứng nhận OCOP” có quy mô 12ha với 80 hộ thực hiện. Tại đây theo đánh giá của các đại biểu đây là mô hình có hiệu quả và có nhiều điểm tương đồng với mô hình trồng na Hoàng Hậu trên đồng đất của Sơn La. Nhiều câu hỏi liên quan đến kỹ thuật chăm sóc cũng như kỹ thuật thụ phấn cho na được đại biểu quan tâm và thảo luận.
Đại biểu trao đổi và thảo luận kỹ thuật chăm sóc tại vườn na hộ Chị Nguyễn Thị Lượt, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên
Đoàn đại biểu Trung tâm Khuyến nông Sơn La thăm HTX Liên Khê - Đơn vị liên kết tiêu thụ sản phẩm Na Liên Khê
Mô hình “Nuôi cá lăng bằng công nghệ song trong ao, liên kết theo chuỗi giá trị” tại xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng. Là mô hình mới, áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản. Đối tượng cá lăng là cá có giá trị kinh tế cao. Đạt được mấy mục tiêu, từ khâu tư vấn, trung tâm đã tư vấn cho chủ hộ để đầu tư ao nuôi, bể nuôi với diện tịch khoảng 400m2 sẽ làm cho mật độ cao khoảng 95 con/m2. Tiến bộ kỹ thuật là thức ăn chế phẩm sinh học thay cho hóa chất ảnh hưởng đến môi trường nuôi.
Đoàn công tác Trung tâm Thái Nguyên tham quan Mô hình “Nuôi cá lăng bằng công nghệ sông trong ao,
liên kết theo chuỗi giá trị” tại xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng
Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên chụp ảnh cùng lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng
Hay những tiến bộ kỹ thuật cao trong mô hình “Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các loại dưa trong nhà lưới liên kết tiêu thụ sản phẩm” tại xã Kênh Giang huyện Thủy Nguyên; được nhận xét là một mô hình thành công. Mô hình được triển khai tại thôn thôn A2 Trại Kênh, xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên. Mô hình có quy mô 6.800m2, trong đó bước đầu đưa vào trồng 3.800m2, bao gồm 2 khu nhà lưới có diện tích 1.500m2 trồng dưa kim hoàng hậu có xuất xứ từ Ấn Độ và 800m2 trồng dưa bạch ngọc xuất xứ từ Thái Lan. Đây là 2 giống dưa trồng trong nhà màng, theo hướng hữu cơ nên chủ động về thời vụ, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết; giảm sâu bệnh hại và gia tăng năng suất, sản lượng và giá trị, chất lượng cao hơn, sạch hơn, sâu bệnh giảm nên nên ít phải sử dụng các loại thuốc BVTV.
Mô hình “ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các loại dưa trong nhà lưới liên kết tiêu thụ sản phẩm”
tại xã Kênh Giang huyện Thủy Nguyên
Nguyễn Hương Giang - Phòng Đào tạo và Thông tin tuyên truyền