Làm đất vụ Mùa những vấn đề cần lưu ý

15:06:04 28/06/2023 Lượt xem 646 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

        Trong những năm gần đây tình trạng bà con nông dân làm đất chậm tiến độ so với thời vụ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Đối với lúa vụ Mùa thời gian từ thu hoạch lúa Xuân đến gieo cấy lúa Mùa là rất ngắn (khoảng 30 ngày), thu hoạch chủ yếu gặt bằng máy, gặt ngang thân cây lúa, lượng rơm rạ để lại trên đồng ruộng rất nhiều. Đây không những là nơi cư trú của sâu bệnh hại chuyển từ vụ Xuân sang gây hại lúa Mùa, mà còn gây khó khăn cho quá trình làm đất, lượng rơm, rạ chưa kịp thối ngấu đã phải cấy ngay dễ xảy ra hiện tượng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ giai đoạn đầu vụ. Do vậy, để diệt mầm mống sâu bệnh hại chuyển vụ, kịp thời làm đất ngấu, đảm bảo thời vụ gieo cấy cần thực hiện một số biện pháp sau:

        Ngay sau khi gặt xong lúa vụ Xuân các địa phương cần huy động tối đa lực lượng, phương tiện, máy móc khẩn chương làm đất, đẩy nhanh tiến độ cày lật đất. Khi làm đất cần phải bơm giữ nước để thuận tiện cho quá trình làm đất và phân hủy rơm rạ.

         Cán bộ Khuyến nông cần hướng dẫn nông dân sử dụng phân vi sinh, chế phẩm xử lý rơm rạ trong quá trình làm đất như phân vi sinh. AZOTOBECTERIN, chế phẩm SUMITRI, AT-YTB...vừa giúp rơm rạ nhanh phân hủy, hạn chế ngộ độc hữu cơ cho cây lúa, vừa bổ sung dinh dưỡng cho đất, bổ sung vi sinh rất có ích giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tăng khả năng giữ nước, giữ phân bón.

         Phân vi sinh AZOTOBECTERIN: là loại phân kết hợp nhiểu chủng vi sinh vật hữu ích như vi sinh vật cố định đạm từ khí trời, vi khuẩn phân giải các chất hữu cơ, vi khuẩn chuyển hóa từ khó tiêu thành dễ tiêu, vi khuẩn ức chế sinh trưởng của nấm hại. Do đó, khi sử dụng loại phân này không những có tác dụng phân giải nhanh tàn dư thực vật như rơm, rạ, cỏ làm cho đất tơi xốp giảm được hiện tượng ngộ độc hữu cơ mà nó còn tích tụ làm gia tăng số lượng vi sinh vật có ích trong đất.

        Cách làm: Sau khi thu hoạch rắc mỗi xào 7-10kg phân vi sinh AZOTOBECTERIN rồi tiến hành cày lật đất hoặc lồng rập gốc rạ và giữ nước từ 7-10 ngày.

         Chế phẩm SUMITRI :

       Thành phần Trichoderma, Acidhumie, AcidFulvic và các chất dinh dưỡng vi lượng: Cu. Zn, Ca, Mg,S...có tác dụng phân hủy nhanh rơm rạ, ngăn hiện tượng ngộ độc hữu cơ, kích thích phát triển của bộ rễ cây trồng, đối kháng với các sinh vật gây hại, giúp hạn chế bệnh và bổ sung các chất vi lượng cho cây trồng.

         Cách làm: Trộn đều 100-150 gram chế phẩm SUMITRI với cát sạch dùng cho 1 xào, sau khi lồng rập gốc rạ rắc đều hỗn hợp trên lên mặt ruộng và giữ nước trong ruộng từ 7-10 ngày

           Vôi bột: Lượng dùng 15-20 kg/sào.

           Cách làm: Rắc đều vôi bột trên mặt ruộng rồi tiến hành cày lật đất hoặc lồng rập gốc rạ sau đó giữ nước đều trên mặt ruộng khoảng 10-15 ngày thì bừa cấy

            Đối với diện tích lúa gieo sạ:

          Các hộ nông dân nên khoanh vùng thành nơi tập trung, gieo cùng 1 giống, cùng thời điểm để tiện cho việc tưới tiêu cũng như chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

            Cần làm đất kỹ phẳng như làm đất với gieo mạ dược.

          Thực hiện tốt các biện pháp trên bà con nông dân sẽ chủ động được thời vụ gieo cấy tạo tiền đề cho một vụ mùa thắng lợi.

Ks. Trần Văn Điều - Trạm KN An Dương

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 10933
  • Hôm qua: 14447
  • Tuần này: 54231
  • Tuần trước: 62771
  • Tháng này: 459883
  • Tháng trước: 555226
  • Lượt truy cập: 4493158
QR Code

Dùng điện thoại scan mã QR này để truy cập vào website

QR Code
0225.3541.398 
messenger icon