Huyện Kiến Thụy tập trung chăm sóc cho lúa Xuân năm 2023

16:02:28 27/02/2023 Lượt xem 382 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

      Theo kế hoặc gieo cấy vụ Xuân năm 2023 của Huyện Kiến Thụy là 3500 ha, đến nay được 97% tổng diện tích kế hoạch đề ra. Hiện nay, bà con nông dân các xã đang tập trung nhân lực ra đồng bón thúc 1, chăm sóc lúa Xuân, tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

       Từ việc nâng cao nhận thức trong sản xuất nông nghiệp, những năm trở lại đây, bà con nông dân trên địa bàn huyện Kiến Thụy đã luôn chủ động sản xuất theo đúng khung lịch thời vụ đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, qua đó đã góp phần duy trì, nâng cao sản lượng lương thực hằng năm của Xã. Vụ Xuân 2023, huyện Kiến Thụy có tổng diện tích là 3500ha, Xuân sớm 3%, Xuân muộn chiếm 97% diện tích (cấy máy 26%, sạ 3,5%). Cùng với việc thực hiện đạt chỉ tiêu gieo cấy lúa Xuân, hiện nay một số đất ruộng trồng lúa cũng đã được bà con nông dân trên địa bàn thực hiện chuyển đổi sang trồng sen, đào, dưa hấu, dưa chuột, dưa bở, bí…. để có thêm nguồn thu nhập và nâng cao hệ số sử dụng đất.

       Sau khi kết thúc việc gieo cấy lúa Xuân, lúa bắt đầu bén rễ hồi xanh. Khuyến nông viên phụ trách phường, xã đã gửi thông báo hướng dẫn chăm sóc lúa Xuân cho địa phương phát trên loa phát thanh của phường, xã hướng dẫn nông dân kịp thời chăm sóc cho cây lúa sinh trường, phát triển tốt.

Cán bộ Khuyến nông đang hướng dẫn các hộ nông dân chăm bón cho lúa Xuân tại xã Đông Phương

       Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc lúa sau cấy:

       1.Điều tiết nước: Giữ đủ nước và điều tiết nước trên ruộng trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng, quyết định đến sinh trưởng, phát triển của lúa Xuân, hạn chế cỏ dại.

       Đối với lúa cấy: Giữ nước đệm 1-2 cm sau cấy 7-10 ngày (sau khi phun thuốc trừ cỏ, trừ ốc bươu vàng) và sau 20 ngày cấy giữ mực nước 3-5cm để lúa đẻ nhánh. Sau cấy 30-40 ngày: rút bớt nước để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Sau cấy 40-50 ngày để khô nứt chân chim cho rễ ăn sâu, hạn chế sâu bệnh.

       Đối với lúa gieo thẳng: giữ ẩm ruộng, không để ruộng khô, khi lúa được 2,0-2,2 lá đưa nước láng mặt ruộng, kết hợp bón nhử với tỉa dặm. Sau bón phân 3-4 ngày tháo cạn nước giữ ẩm. Khi lúa đạt 5-6 lá đưa nước trở lại, bón thúc đẻ kết hợp làm cỏ tỉa dặm. Khi lúa đẻ đủ số dảnh cơ bản áp dụng tưới nước khô ướt xen kẽ.

       2. Bón thúc cho cây lúa:

       - Đối với diện tích lúa Xuân muộn: những diện tích gieo cấy xong chưa bón thúc đẻ nhánh, cần chỉ đạo bón ngay:

       + Lúa thuần: 6 kg phân NPK (loại 16:16:8) hoặc 3-4 kg Urê + 2-3 kg Kali/sào

       + Lúa lai: 8 kg NPK (loại 16:16:8) hoặc 3-4 kg Urê + 3-4 kg kali/sào.

       + Lúa gieo thẳng bón nhử 3-4 kg phân NPK (loại 16:16:8) hoặc 1,5-2 kg Urê + 2kg Kali Clorua/sào từ 12-14 ngày (lúa được 2-2,5 lá); khi lúa có 5,0-6,0 lá bón thúc đẻ nhánh từ 3-4 kg bằng phân NPK (loại 16:16:8) hoặc 3-4 Urê + 2-3kg Kali Clorua/sào.

        Hoặc có thể sử dụng loại phân bón NPK khác hàm lượng tương đương

        + Những diện tích chưa bón lót cần phải bón bổ sung ngay 15-20kg lân/sào hoặc 25 kg NPK loại bón lót( 5:10:3, 6:11:2…)

        - Đối với diện tích lúa Xuân sớm đã bón thúc 1, nhưng có hiện tượng chậm phát triển, đẻ nhánh kém, vàng lá, nghẹt rễ, cần lưu ý giữ tiêu hết nước đệm, đưa nước mới vào ruộng, sục bùn nhẹ, bón 10-15 kg phân lân nung chảy/sào kết hợp phun một số loại phân bón qua lá; phân bón siêu lân, K-Humat, khi lúa ra rễ mới xanh trở lại thì bón thúc đẻ nhánh bằng phân NPK như trên.

        3. Làm cỏ, tỉa dặm:

       Kết hợp bón phân, làm cỏ sục bùn cho tan đều phân bón, tỉa dặm đảm bảo mật độ hợp lý, làm thoát khí độc trong ruộng lúa, vệ sinh bờ ruộng ngay sau khi chăm bón để côn trùng gây hại không có nơi ẩn náu.

        4. Phòng trừ sinh vật gây hại

       Phối hợp với Trạm Trồng trọt và BVTV các huyện, quận theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh hại, phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại ngay từ đầu vụ, đặc biệt là bệnh lùn sọc đen, đạo ôn, bọ trĩ, ốc bươu vàng, chuột hại,... theo hướng dẫn

Ông Bùi Văn Luyện xã Đông Phương huyện Kiến Thụy bón phân cho lúa bằng máy phun thuốc khử trùng

       Để vụ Xuân đạt năng suất cao, từ nay đến cuối vụ, Khuyến nông huyện Kiến Thụy sẽ tiếp tục chỉ đạo các xã tập trung chăm sóc tốt cây lúa, làm tốt công tác dự báo tình hình thời tiết, sâu bệnh và phát hiện sớm, xử lý kịp thời khi có sâu bệnh xuất hiện. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân nhận biết từng đối tượng sâu bệnh và biện pháp phòng trừ, chủ động nguồn thuốc bảo vệ thực vật phòng khi có sâu bệnh xảy ra, tránh tình trạng chủ quan, để sâu bệnh lây lan trên diện rộng, gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất, qua đó đảm bảo một vụ lúa Xuân thắng lợi.

Ks. Trần Thị Hòa – Trạm Khuyến nông Kiến Thụy.

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 1615
  • Hôm qua: 4613
  • Tuần này: 29296
  • Tuần trước: 27766
  • Tháng này: 233176
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2801237
0225.3541.398 
messenger icon