Đồ Sơn tập trung công tác phòng bệnh cho Gia súc , Gia cầm khi thời tiết giao mùa

16:45:26 06/10/2021 Lượt xem 543 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

       Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường như sáng trời nắng chiều chuyển mưa, hay thời tiết nắng nóng vài ngày chuyển sang mưa và nền nhiệt độ hạ thấp đột ngột làm cho Gia súc, Gia cầm không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm, dễ phát sinh thành dịch bệnh do mầm bệnh vi khuẩn, vi rút có điều kiện phát tán nhanh trong không khí. Thời điểm này Gia súc hay mắc các bệnh: Tụ huyết trùng, viêm phổi ở lợn con hay mắc hội chứng tiêu chảy, E.coli, viêm phổi,...Gia cầm hay mắc một số bệnh như Gumboro, Newcatson,..

          Quận Đồ Sơn có tổng đàn chăn nuôi là: 67,1733 con, trong đó lợn: 8044 con, đại Gia súc là: 209 con, Gia cầm, Thủy cầm: 56.890 con, (đây là số liệu thông kê tháng 9).

         Trước diễn biến của thời tiết giao mùa nguy cơ dịch bệnh trên đàn Gia súc, Gia cầm là rất cao,Trạm Khuyến nông Liên Quận khuyến cáo một số biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi cụ thể như sau:

          1. Về chuồng trại:

        + Khi thời tiết có thay đổi cần chú ý che chắn chuồng trại tránh mưa tạt, gió lùa bằng hệ thống bạt dễ tháo lắp.

        +Vệ sinh chuồng trại biện phát này có tác dụng rất quan trọng nhằm loại trừ và hạn chế mầm bệnh sinh trưởng và phát triển. Hai công đoạn làm vệ sinh chuồng trại là vệ sinh cơ giới và phun thuốc khử trùng.

        +Vệ sinh cơ giới: quét dọn chuồng, khơi thông cống không để nước ứ đọng khâu này cần làm hàng ngày.

         + Sau khi vệ sinh cơ giới xong phun thuốc khử trùng việc phun phòng tốt nhất là phun định kỳ trong chuồng nuôi và xung quanh khu vực chuồng nuôi bằng một số thuốc sát trùng sau:Vikol, Halamit, Iodine, vôi bột,...

          2. Chăm sóc nuôi dưỡng:

       + Để đảm bảo chất dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng khi thực hiện tốt để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi lên bổ sung các loại khoáng chất Vitamin để giúp cho con vật nâng cao sức đề kháng ngăn chặn mầm bệnh.

         + Đối với Trâu bò phải cân đối lượng thức ăn tinh và thức ăn thô xanh ủ thức ăn xanh hoặc rơm, ủ chua để dự trữ thức ăn cho vật trong thời điểm khan hiếm cỏ.

       + Đối với Lợn và Gia cầm dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng có thể bổ sung vào thức ăn nước uống một số Vitamin tổng hợp, khoáng chất, chất điện giải cho ăn trực tiếp.

          + Đảm bảo đủ nước uống cho vật nuôi, cần cho uống nước sạch 

       3. Phòng bệnh cho vật nuôi:

       Đảm bảo tiêm Vacxin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch cho Gia súc Gia cầm theo hướng dẫn của ngành thú y.

        + Đối với Trâu bò: tiêm phòng Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng

        + Đối với Lợn: tiêm phòng 4 bệnh đỏ, Tai xanh, Lở mồm long móng

        + Đối với Gia cầm: tiêm phòng Newcatson,Gumboro, Cúm gia cầm..

        Thường xuyên theo dõi con vật, khi phát hiện con vật bất bình thường như (ăn ít, bỏ ăn, khò khè, sốt …); cần tách riêng để theo dõi kiểm tra để có biện phát phòng trị bệnh tích cực.

       Khi Gia súc, Gia cầm vận chuyển từ nơi khác về cần chú ý quy trình vận chuyển, thực hiện nghiêm kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh.

       Khi nhập con giống mới về cần nuôi ở khu nuôi cách ly để theo dõi từ một đến hai tuần, khi con giống hoàn toàn khỏe mạnh mới cho vào khu nuôi nhốt chính.

      Người chăn nuôi thực hiện tốt các biện phát phòng bệnh trên sẽ đảm bảo sức đề kháng cho Gia súc, Gia cầm nhất là trong giai đoạn chuyển mùa.

Ks. Phạm Thị Thu Hải - Trạm KN Liên Quận

Đối tác/Liên kết
Trang chủ
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 3342
  • Hôm qua: 4463
  • Tuần này: 28686
  • Tuần trước: 29296
  • Tháng này: 267396
  • Tháng trước: 306531
  • Lượt truy cập: 2835457
0225.3541.398 
messenger icon