I. THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
1. Quá trình thành lập
- Năm 1994, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng được thành lập Quyết định số 408/QĐ-TCCQ ngày 31/5/1994 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở Nông Lâm nghiệp. Là đơn vị sự trực thuộc Sở Nông lâm nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Chi cục Kho bạc Nhà nước thành phố. Biên chế toàn Trung tâm giao năm 1994 là 32 người. Cán bộ Khuyến nông tại các xã thực hiện chế độ hợp đồng theo quy định của Nhà nước (mỗi xã có 1 người).
- Năm 2009, Trung tâm Khuyến ngư sát nhập với Trung tâm Khuyến nông thành Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tại Quyết định số 1081/QĐ-UBND ngày 09/6/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư được kiện toàn lại thành Trung tâm Khuyến nông tại Quyết định số 1489/QĐ-UBND ngày 12/06/2017 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc kiện toàn Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng.
- Năm 2022, Trung tâm Giống và Phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao sáp nhập với Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng thành Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng tại Quyết định số 4179/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Trung tâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm: Trung tâm Khuyến ngư, Trung tâm giống thủy sản, Trung tâm lâm nghiệp, Trung tâm Giống và Phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao và Trung tâm Khuyến nông. Đến nay, hệ thống Khuyến nông Hải Phòng vẫn ổn định qua các thời kỳ và được duy trì hoạt động theo ngành dọc từ thành phố đến cơ sở.
2. Cơ cấu tổ chức
2.1. Về cơ cấu, tổ chức bộ máy
- Hiện nay hệ thống Khuyến nông Hải Phòng vẫn được duy trì hoạt động theo ngành dọc từ thành phố đến cơ sở cấp xã (Trung tâm Khuyến nông - Trại Thực nghiệm - Trạm Khuyến nông cấp huyện - cụm Khuyến nông- Khuyến nông viên cơ sở): với tổng số viên chức, lao động hợp đồng 240 người trong đó: 72 viên chức, 164 hợp đồng Khuyến nông viên và 04 lao động hợp đồng theo Nghị định 68 của Chính phủ.
- Bộ máy tổ chức: Ban Giám đốc gồm Giám đốc và 02 Phó Giám đốc; Có 11 phòng, trạm, trại trong đó 04 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, 06 Trạm Khuyến nông, 01 trại. Các Trạm, Trại trực thuộc Trung tâm có trụ sở riêng, được sử dụng con dấu theo quy định của Pháp luật. Các phòng, trạm trực thuộc Trung tâm có Trưởng phòng, Trưởng trạm, Trưởng trại và 01 Phó trưởng phòng, Phó trưởng trạm, Trại.
2.2. Chế độ tiền lương
Chế độ tiền lương, BHXH cho hệ thống Khuyến nông được thành phố chi trả theo hệ số Khuyến nông viên: trung cấp 2,46; đại học là 2,67, hệ số tối đa 3,0, không được hưởng chế độ tăng lương như viên chức.
2.3. Nhiệm vụ hoạt động của Khuyến nông viên cơ sở
Tham mưu cho lãnh đạo địa phương trong công tác bảo vệ và phát triển sản xuất; tổ chức thực hiện nhiệm vụ Khuyến nông; tham gia vào Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo đề nghị của địa phương; chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao, chấp hành sự điều hành, chỉ đạo sản xuất, chuyên môn với mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phân công của Trạm trưởng, Trại trưởng và Giám đốc Trung tâm giao.
Các Trạm trực thuộc Trung tâm có trụ sở riêng, được sử dụng con dấu theo quy định của Pháp luật.
Các phòng, trạm trực thuộc Trung tâm có Trưởng phòng, Trưởng trạm và 01 Phó trưởng phòng, Phó trưởng trạm.
II. ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG: MÔ HÌNH TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG
1. Căn cứ đổi mới hoạt động Khuyến nông và thành lập tổ Khuyến nông cộng đồng
Tổ KNCĐ hoạt động hiệu quả là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới (tiêu chí 13.5). Thời gian qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai nhiều giải pháp để tổ chức thành lập và hoạt động và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ KNCĐ trên địa bàn thành phố.
- Đến thời điểm hiện tại, Hải Phòng đã thành lập được 136 tổ Khuyến nông cộng đồng 1.160 thành viên tham gia (mỗi Tổ KNCĐ từ 5-10 thành viên, riêng một số tổ trên 10 thành viên). Đây là loại hình mới được coi như tổ chức tự nguyện thẩm quyền do Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn 07 huyện ra Quyết định thành lập; Trong đó Khuyến nông viên cơ sở (do Trung tâm Khuyến nông trực tiếp quản lý) tham gia với chức danh tổ phó hoặc tổ trưởng, thành phần tham gia tùy theo địa phương nhưng cơ bản là 1 lãnh đạo UBND xã phụ trách về lĩnh vực nông nghiệp( PCT UBND), Khuyến nông viên cơ sở, cán bộ chăn nuôi - thú y xã, đại diện hội đoàn thể, hợp tác xã, trưởng thôn, bí thư thôn, chủ trang trại, nông dân tiêu biểu trên địa bàn xã (chủ trang trại, gia trại, đại điền). Hầu hết là những cán bộ kiêm nhiệm và các chủ hộ có thành tích, kinh nghiệm trong sản xuất, là những người có tâm huyết, trách nhiệm mong muốn cống hiến tự nguyện cho cộng đồng)
- Sau khi có các Quyết định thành lập các Tổ KNCĐ vào Qúy III năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 10 lớp tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Khuyến nông, cộng tác viên Khuyến nông, các thành viên tổ Khuyến nông cộng đồng trên địa bàn thành phố. Bước đầu trang bị về tư duy và xác định vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu và giải pháp, biện pháp tổ chức hoạt động của các tổ KNCĐ. Xác dịnh Trung tâm Khuyến nông là cơ quan chủ trì về chuyên môn mà trực tiếp Khuyến nông viên là người dẫn dắt hướng dẫn và tổ chức hoạt động của các tổ Khuyến nông cộng đồng. UBND và các cơ quan ban ngành của huyện và xã tham gia với vai trò chỉ đạo, đồng hành hỗ trợ và giám sát đánh giá, điều chỉnh hoạt động, bổ sung thay thế thành viên Tổ KNCĐ.
- Hướng dẫn các tổ xây dựng Quy chế hoạt động. Kế hoạch công tác năm và tổ chức các hoạt động theo hướng dẫn tiêu chí đánh giá của Ngành ban hành.
- Trong tháng 7 năm 2023 được sự nhất trí của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho Tổ KNCĐ cho 60 học viên. Giảng viên tham gia giảng dạy trực tiếp là Tiến sĩ Nguyễn Viết Khoa - Trưởng phòng Đào tạo, huấn luyện - Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia. Giúp cho các học viên có cái nhìn tổng quan nhất về phương thức hoạt động để từ đó mỗi cán bộ Khuyến nông tư vấn và hỗ trợ nông dân trong việc chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật cũng như giúp nông dân có thể tiếp cận vay vốn và chế độ từ các ngân hàng chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp.
Trong thời gian tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục giao cho Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng chủ trì thúc đẩy triển khai một số hoạt động để các Tổ KNCĐ hoạt động một cách thực chất và hiệu quả:
- Biên soạn và ban hành quy trình thực hiện các công việc theo nội dung đánh giá trên và tổ chức tập huấn, hội thảo các phương pháp kỹ năng về thực hiện các quy trình công việc theo hướng bắt tay chỉ việc thấu suốt, vận hành chủ động, duy trì thường xuyên.
- Cung cấp tài liệu hướng dẫn về vận hành tổ KNCĐ. Áp dụng công nghẹ ZOOM vận hành cho toàn bộ thành viên Tổ KNCĐ để duy trì việc đào tạo, học tập, cung cấp thông tin, hướng dẫn và điều chỉnh các nhiệm vụ công việc cho phù hợp
- Trang bị tài liệu, cung cấp thông tin, tuyên truyền các nội dung về NTM, Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn cho thành viên tổ Khuyến nông cộng đồng nắm rõ hiểu sâu và chuyển tải được đến nhân dân.
- Tổ chức đào tạo chuyên sâu cho tổ trưởng, tổ phó (KNV) về các nội dung thị trường, kinh tế tập thể, phát triển HTX, liên kết chuỗi giá trị, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, kỹ năng tư vấn, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh, khởi nghiệp, quảng bá sản phẩm, xây dựng vận hành kênh bán hàng, truy xuất nguồn gốc các khóa online và ofline. Tổ chức thi KNCĐ giỏi.
- Lấy cán bộ khuyến nông viên làm nòng cốt để dẫn dắt hoạt động của Tổ KNCĐ theo tinh thần tổ KNCĐ là lực lượng chủ lực ở địa phương, Khuyến nông kết nối vì nền nông nghiệp xanh bền vững.
- Chỉ đạo các xã tạo điều kiện trụ sở làm việc, sinh hoạt hội họp cho tổ KNCĐ.
- Tổ chức các hoạt động kết nối các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến dịch vụ nông nghiệp về đầu vào sản xuất, đầu ra của sản phẩm để các Tổ KNCĐ ký kết hợp đồng và triển khai tại địa phương mình tại Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện (Trạm Khuyến nông huyện).
- Tổ chức cho tổ trưởng, tổ phó và thành viên tổ KNCĐ đi thăm quan học tập, chuyển hiện thực tại một số tỉnh và công ty, nhà máy của các doanh nghiệp lớn có mô hình, sản phẩm tốt để về tuyên truyền, giới thiệu cho nông dân.
2. Một số kết quả bước đầu của tổ Khuyến nông cộng đồng
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ của Tổ KNCĐ như: Tuyên truyền, vận động người dân tham gia HTX; Tư vấn thành lập HTX, chuyển giao kỹ thuật; phối hợp với các đoàn thể, thôn tập huấn kỹ thuật ( Hội trường, đầu bờ đầu chuồng), viết tin bài cho công tác tuyên truyền trên đài truyền thanh xã, tập hợp nhóm liên kết, hướng dẫn nông dân áp dụng TBKT mới vào sản xuất; Thông tin thị trường kết nối doanh nghiệp - HTX; Cung cấp dịch vụ, giới thiệu các vật tư kỹ thuật mới(giống, thức ăn, phan bón, chế phẩm) cho nông dân, HTX, kết nối chuỗi giá trị. Tuyên truyền về các Nghị quyết của Trung ương, thành phố về nông nghiệp, nông dân nông thôn. Tổ chức thăm đồng đánh giá về sinh trưởng, dự báo tình hình sâu bệnh, dịch hại.
- Căn cứ theo chỉ tiêu đánh giá hoạt động hiệu quả của tổ Khuyến nông cộng đồng theo Hướng dẫn số 143/HD-SNN ngày 04/8/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng về việc Hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Tiêu chí đánh tổ Khuyến nông cộng đồng hiệu quả và kết quả đạt được sau hơn 01 năm hoạt động như sau:
STT |
Nội dung đánh giá |
Chỉ số |
Kết quả thực hiện |
Đánh giá bước đầu hoạt động |
1 |
Có tổ Khuyến nông cộng đồng được thành lập |
Có |
01 |
Đã thành lập 136 tổ KNCĐ trên địa bàn 7 huyện |
2 |
Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp |
Số lượng mô hình, kỹ thuật, công nghệ được chuyển giao |
2-3 mô hình |
Cơ bản các tổ đều xây dựng 1-2 mô hình về chuyển giao TBKT trong SX nông nghiệp, thủy sản |
3 |
Tham gia đào tạo, tập huấn cho nông dân/HTX |
Số lớp/số lượng học viên được đào tạo, tập huấn |
10-12 lớp; 400-450người |
136 tổ đều có hoạt động tập huấn cho nông dân tại xã |
4 |
Tư vấn hỗ trợ phát triển HTX |
-Số lượng HTX được tư vấn thành lập mới - Số lượng HTX được tư vấn, hỗ trợ hoạt động |
01
01-02 |
Đã tư vấn thành lập được 29 HTX
|
5 |
Tư vấn liên kết sản xuất, kết nối thị trường |
Số lượng hợp đồng liên kết sản xuất |
02-03 |
Có 52 Tổ đã tư vấn liên kết sản xuất, kết nối thị trường kết quả đạt từ 02-03 hợp đồng liên kết sản xuất |
6 |
Tư vấn quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc |
Số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn/truy xuất nguồn gốc |
02-03 |
Có 27 Tổ tư vấn quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc kết quả từ 02-03 sản phẩm đạt tiêu chuẩn, truy xuất nguồn gốc |
7 |
Tư vấn về chính sách |
Số lượng HTX/ nông dân được tư vấn, hướng dẫn |
01- 02
10-15 |
100% các tổ đã tư vấn về chính sách và hướng dẫn cho các HTX |
8 |
Dịch vụ giống, vật tư, thiết bị nông nghiệp, bảo vệ thực vật, thú y |
Đáp ứng bao nhiêu % số hộ/HTX sản xuất nông nghiệp: |
30 % |
Có 59 tổ làm Dịch vụ giống, vật tư, thiết bị nông nghiệp, bảo vệ thực vật, thú y đáp ứng được từ 30% số hộ/HTX trở lên. Một số tổ khả năng đáp ứng dịch vụ giống, vật tư, thiết bị nông nghiệp, bảo vệ thực vật thú ý mới chỉ dừng lại từ 10-20%. |
9 |
Tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng tại địa phương |
Có |
|
Tất cả các thành viên trong Tổ KNCĐ của 136 tổ đều tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng tại địa phương. |
Ra mắt tổ Khuyến nông cộng đồng
3. Thuận lợi, khó khăn trong hoạt động tổ Khuyến nông cộng đồng
3.1 Thuận lợi.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cấp chính quyền nhất là vào cuộc tích cực khẩn trương của UBND các huyện, xã đã thành lập được các tổ ngay trong tháng 7/2022.
- Có sự tham gia tích cực của Trung tâm Khuyến nông nhất là các Trạm, Khuyến nông viên cơ sở trong vai trò tổ chức các hoạt động, nhiệm vụ được giao.
3.2. Khó khăn
- Chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ cho hoạt động của tổ Khuyến nông cộng đồng. Chưa có kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động, môi trường làm việc mới mẻ, một số tổ hoạt động còn đơn điệu; chưa xây dựng được quy trình công việc, kỹ năng tư vấn quảng bá; chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động mà hầu hết là tự nguyện và lồng ghép.
- Một số xã chưa được bố trí về cơ sở vật chất như: địa điểm để tổ sinh hoạt, họp; trang thiết bị về máy tính, đồng phục... (hầu hết các Tổ đều sinh hoạt nhờ tại Ủy ban nhân dân xã và Hợp tác xã).
- Chưa được đào tạo chuyên sâu, đi tham quan học tập kinh nghiệm, trang bị kiến thức, tài liệu cho hoạt động của Tổ KNCĐ.
- Do tổ không có tư cách pháp nhân nên không có con dấu giao dịch để ký các hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vay vốn để hoạt động.
- Một số thành viên tinh thần trách nhiệm tham gia còn chưa cao, sinh hoạt còn chưa đều. Môt số tổ KNV còn chưa chủ động với vai trò dẫn dắt điều phối hoạt động.
4. Kế hoạch triển khai một số hoạt động, nội dung
Trong thời gian tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục giao cho Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng chủ trì thúc đẩy triển khai một số hoạt động để các Tổ KNCĐ hoạt động một cách thực chất và hiệu quả:
- Biên soạn và ban hành quy trình thực hiện các công việc theo nội dung đánh giá trên và tổ chức tập huấn, hội thảo các phương pháp kỹ năng về thực hiện các quy trình công việc theo hướng bắt tay chỉ việc thấu suốt, vận hành chủ động, duy trì thường xuyên.
- Cung cấp tài liệu hướng dẫn về vận hành tổ KNCĐ. Áp dụng công nghẹ ZOOM vận hành cho toàn bộ thành viên Tổ KNCĐ để duy trì việc đào tạo, học tập, cung cấp thông tin, hướng dẫn và điều chỉnh các nhiệm vụ công việc cho phù hợp
- Trang bị tài liệu, cung cấp thông tin, tuyên truyền các nội dung về NTM, Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn cho thành viên tổ Khuyến nông cộng đồng nắm rõ hiểu sâu và chuyển tải được đến nhân dân.
- Tổ chức đào tạo chuyên sâu cho tổ trưởng, tổ phó (KNV) về các nội dung thị trường, kinh tế tập thể, phát triển HTX, liên kết chuỗi giá trị, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, kỹ năng tư vấn, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh, khởi nghiệp, quảng bá sản phẩm, xây dựng vận hành kênh bán hàng, truy xuất nguồn gốc các khóa online và ofline. Tổ chức thi KNCĐ giỏi.
- Lấy cán bộ khuyến nông viên làm nòng cốt để dẫn dắt hoạt động của Tổ KNCĐ theo tinh thần tổ KNCĐ là lực lượng chủ lực ở địa phương, Khuyến nông kết nối vì nền nông nghiệp xanh bền vững.
- Chỉ đạo các xã tạo điều kiện trụ sở làm việc, sinh hoạt hội họp cho tổ KNCĐ.
- Tổ chức các hoạt động kết nối các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến dịch vụ nông nghiệp về đầu vào sản xuất, đầu ra của sản phẩm để các Tổ KNCĐ ký kết hợp đồng và triển khai tại địa phương mình tại Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện(Trạm Khuyến nông huyện).
- Tổ chức cho tổ trưởng, tổ phó và thành viên tổ KNCĐ đi thăm quan học tập, chuyển hiện thực tại một số tỉnh và công ty, nhà máy của các doanh nghiệp lớn có mô hình, sản phẩm tốt để về tuyên truyền, giới thiệu cho nông dân.
III.ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
- Trung ương cần có hướng dẫn chung cho hoạt động của tổ Khuyến nông cộng đồng trên toàn quốc để hoàn thành nhiệm vụ trong việc xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Bao gồm pháp lý, chính sách, cơ chế vận hành, pháp nhân, đặc biệt là nguồn kinh phí ban đầu cho hoạt động của Tổ.
- Ban hành quy trình thành lập tổ khuyến nông cộng đồng và quy định rõ cấp có thẩm quyền ra quyết định thành lập tổ Khuyến nông cộng đồng.
- Trung Tâm Khuyến nông Quốc Gia tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chính sách về nguồn kinh phí ban đầu cho các tổ khuyến nông cộng đồng, hỗ trợ trang thiết bị cho các tổ KNCĐ; Có chính sách đãi ngộ cho cán bộ khuyến nông cộng đồng.
Đào tạo nâng cao năng lực cho KNV cơ sở, cán bộ khuyến nông các cấp nhằm đáp ứng nhiệm vụ hiện nay (xây dựng đội ngũ chuyên gia tư vấn; ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển liên kết chuỗi giá trị; thị trường sản phẩm, tích tụ đất, sản xuất quy mô lớn, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm; nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, chuyển đổi số).
Th.s. Lê Thị Đức - Phòng Đào tạo, Thông tin và Thị trường