Danh mục
Liên kết website
Thời tiết - Tỉ Giá
Lượt truy cập
Đang online: | 1 |
Hôm nay: | 307 |
Tháng này: | 15129 |
Lượt truy cập: | 655193 |
Người cựu chiến binh làm kinh tế giỏi
Về thăm xã Kênh Giang, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng không ai là không biết bác Hà Quang Mẫu Chi hội trưởng chi hội Cựu chiến binh thôn Trà Sơn; Chủ tịch hội làm vườn kiêm Chủ tịch hội sinh vật cảnh của xã... Là người đi tiên phong trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, bác đã thành công với mô hình kinh tế VAC và trở thành một tấm gương lao động sản xuất giỏi của huyện Thuỷ Nguyên.
Năm 1983, bác rời quân ngũ trở về địa phương, sau đó lập gia đình rồi đi làm công nhân nhà máy đất đèn Tràng Kênh... Đến năm 1993, hai vợ chồng bác bắt đầu cơ nghiệp bằng 4 sào ruộng được chia của hợp tác xã, cách làm ăn cũ không đem lại no ấm mặc dù hai bác đều cần cù, chịu khó.
Năm 1995, bác quyết tâm chuyển hướng làm ăn mới: chuyển diện tích độc canh cây lúa sang nuôi trồng thuỷ sản và dựa vào chính sách dồn điền đổi thửa, phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng và Nhà nước; bác đã mạnh dạn đấu thầu thêm những chân ruộng trũng để đào ao, đắp bờ nuôi cá; bơm bùn ở sông Giá lên để lập vườn; xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Qua quá trình cải tạo và đào đắp, gia đình bác có 5 ao nuôi diện tích 10.000m2 và 18.000 m2 đất vườn.
Với 5 ao nuôi, bác dành 2 ao để ương giống, 3 ao để nuôi thương phẩm, ban đầu bác nuôi ghép các loài cá truyền thống trắm cỏ, rô hu, mrigan, mè, chép lai... Khu đất vườn, sau khi bơm bùn bác cho trồng chuối tây, trồng mía, một phần diện tích bác ương giống cây cảnh và dành ra 1 mẫu trồng cỏ Voi để nuôi 10 cặp bò cái sinh sản.
Nhờ cần cù chịu khó lại áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật nên ao cá của gia đình bác năm nào cũng đạt năng suất cao. Từ mô hình kinh tế VAC, mỗi năm đều cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, kinh tế gia đình được cải thiện, trang trải hết mọi công nợ, đầu tư cho con cái ăn học đầy đủ, cuộc sống ngày một dư dả, có tích luỹ.
Không dừng lại ở đó, với bản chất của người lính Cụ Hồ, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù năng động trong lao động sản xuất, bác đã nắm bắt kịp thời xu hướng của thị trường để tìm ra cho mình những hướng đi đúng, những cách làm hiệu quả...
Năm 2005, khu đất vườn bác đã chuyển đổi từ trồng chuối, mía sang trồng giống vải Daiwu. Diện tích 5 ao nuôi bác đã cho bơm bùn 2 ao, chỉ để lại 3 ao (diện tích 7.000 m2 gồm 1 ao ương và 2 ao nuôi) để đầu tư nuôi công nghiệp.
Sau khi khăn gói “tầm sư học đạo” thăm quan các mô hình nuôi ở nhiều địa phương và cán bộ khuyến nông khuyến ngư, bác vẫn trở về với con cá nuôi truyền thống, quyết định chọn con cá trắm cỏ là con nuôi chủ lực trong ao để đầu tư. Hơn 10 năm nuôi và gắn bó với con cá trắm cỏ, bác đã đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm, bác chia sẻ: Trắm cỏ có giá bán cao và thị trường ổn định nhưng cá rất hay bị bệnh, đòi hỏi nguồn nước phải trong và sạch, giàu oxy, nuôi công nghiệp phải đảm bảo giữ được mức nước trên 2m, với con cá trắm cỏ nếu không quản lý tốt môi trường là cá bị dịch bệnh ngay...Từ thực tế đó, sau khi xem xét chất đất ở đáy ao là đất thịt pha sét, không bị chua...bác đã thuê máy xúc hạ độ sâu ao từ 2,5m xuống 4m; cải tạo ao rất kỹ: bón 35kg vôi/sào, ngâm vài ngày, xả bỏ nước cũ, thau rửa như vậy 2- 3 lần rồi mới đưa vào nuôi.
Nhờ cách làm sáng tạo như vậy, ao nuôi cá của gia đình bác chỉ cần lấy nước một lần duy nhất vào đầu vụ, không cần thay nước mà vẫn duy trì được mức nước trên 2,5m trong suốt vụ nuôi. Áp dụng cách làm đó đến nay đã được 8 năm nhưng cá nuôi của gia đình bác chưa năm nào bị dịch bệnh.
Cứ vào dịp cuối năm, với 2 ao nuôi (4.000 m2) gia đình bác thu được trên 4 tấn cá chủ yếu là cá trắm cỏ và rô phi (trọng lượng trung bình của cá trắm đạt từ 4-5kg/con, rô phi đạt trung bình 1-1,2kg/con..). Năm 2012 vừa qua, nếu tính riêng từ nuôi cá gia đình bác thu nhập trên 200 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 100 triệu đồng. Khu đất vườn, với 300 gốc vải vụ thu hoạch vừa qua thu được trên 6 tấn quả, thu nhập trên 100 triệu đồng. Không những làm giàu từ con cá, cây vải mà gia đình bác còn giàu lên từ nghề trồng cây cảnh, trong vườn nhà bác đến nay đã có hơn 1.000 gốc cây cảnh, nhiều cây có giá trị rất cao lên đến 200 triệu đồng...
Là chủ tịch hội VAC của xã, không chỉ vì lợi ích của gia đình mình bác còn quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh: cho vay vốn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất của mình, phổ biến rộng rãi cách làm cho mọi người... các hội viên có ao nuôi đều áp dụng cách làm của bác và đều thành công.
Tâm sự với chúng tôi về bí quyết thành công của mình, bác chia sẻ:
“Trước hết phải đặt khoa học kỹ thuật lên hàng đầu, phải chịu khó học hỏi từ sách báo, học từ các nhà chuyên môn và những nông dân có nhiều kinh nghiệm, thường xuyên rút kinh nghiệm để có cách làm tốt và hiệu quả hơn.
- Bên cạnh đó phải nhanh nhạy, nghiên cứu thị trường để tìm lời giải: trồng cây gì, nuôi con gì có hiệu quả? Nắm bắt được giá cả, chớp thời cơ để có hiệu quả kinh tế cao.
Vũ Thị Thu Thảo- Trạm KNKN Thủy Nguyên
Ý kiến phản hồi
Tin liên quan
Tin xem nhiều
- TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ HẢI PHÒNG BÀN GIAO MÁY RADAR HÀNG HẢI CHO NGƯ DÂN
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau sạch trong hộp xốp đặt trên sân thượng nhà ở
- THAM QUAN NGHIỆM THU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN MÔ HÌNH NUÔI GHÉP CÁ TRẮM CỎ VÀ CÁ CHÉP LAI BẰNG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP
- Kỹ thuật ngâm ủ rau giá đỗ tại gia đình
- Hải Phòng triển khai tập huấn bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật cho nông, ngư dân
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư
- Kinh nghiệm bách khoa dân gian xem thời tiết, mùa màng trong năm
- Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan
- KHAI GIẢNG LỚP TẬP HUẤN “BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG”
- Khai giảng lớp tập huấn TOT " Bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và kỹ thuật sản xuất, tổ chức, chế biến, tiêu thụ lúa chất lượng cao"
Tin mới
- Năm 2021, phấn đấu đạt giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 15.498 tỷ đồng
- Công văn số 253/KN-KTNN ngày 31 tháng 12 năm 2020 về việc tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi
- Trung tâm Khuyến nông nghiệm thu các hạng mục chương trình chính sách 3 nghị quyết 13
- Hiệu quả mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ Biofloc gắn tiêu thụ sản phẩm năm 2020
- Ngày hội hiến máu tình nguyện của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố
- Công văn số 237/KN-TS ngày 18 tháng 12 năm 2020 về việc hướng dẫn kỹ thuật phòng chống rét, chăm sóc thủy sản qua đông
- Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng chia sẻ động viên hỗ trợ cán bộ Khuyến nông có hoàn cảnh khó khăn
- Sử dụng máy bay không người lái trong phòng trừ sâu bệnh trên lúa
- Công văn số 232/KN-KTNN ngày 15 tháng 12 năm 2020 về việc tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng phòng chống rét bảo vệ đàn vật nuôi
- Tiên lãng: đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ Khuyến nông viên 6 tháng cuối năm 2020 tại cơ sở