Danh mục
Liên kết website
Thời tiết - Tỉ Giá
Lượt truy cập
Đang online: | 1 |
Hôm nay: | 14 |
Tháng này: | 10788 |
Lượt truy cập: | 650853 |
Năm 2030, nông nghiệp Việt Nam phấn đấu vào tốp 15 nước phát triển nhất thế giới
( Báo HPĐT) Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
Chỉ thị nêu rõ, để khắc phục những tồn tại và bảo đảm thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới, trong đó, ngành chế biến nông sản đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới và là trung tâm chế biến sâu và logistic của thương mại nông sản toàn cầu, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung chỉ đạo, thực hiện các định hướng về thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.
Khẩn trương xây dựng các đề án phát triển 3 ngành chế biến nông sản
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát các quy hoạch liên quan đến lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản được ban hành trước đây để tích hợp vào quy hoạch ngành cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; phối hợp với các bộ, ban, ngành và địa phương để xây dựng, trình phê duyệt các quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 được phân công theo quy định của Luật Quy hoạch, trong đó lồng ghép nội dung về phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp và chế biến nông sản.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần triển khai các giải pháp đồng bộ, kịp thời nhằm khôi phục lại các hoạt động sản xuất, chế biến, cung ứng nông sản bị ảnh hưởng của dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19, phấn đấu vừa đạt mục tiêu tăng trưởng ngành, xuất khẩu nông sản, vừa bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong tình hình mới; chủ động nghiên cứu và triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và hiệp hội có liên quan xây dựng Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý 4-2020.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần khẩn trương xây dựng các đề án phát triển 3 ngành chế biến nông sản để phấn đấu đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới về: rau, củ, quả; thủy, hải sản; gỗ và sản phẩm từ gỗ, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý 4-2020; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai đẩy nhanh tiến độ một số dự án trọng điểm chế biến nông sản; đẩy mạnh công suất các nhà máy chế biến gắn với các vùng nguyên liệu tập trung để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa và xuất khẩu.
Tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết
Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các giải pháp bảo đảm nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, sớm khắc phục sự gián đoạn nguồn cung do đại dịch COVID-19 gây ra; tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản, tăng cường xuất khẩu nông sản chính ngạch, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng kênh phân phối thị trường trong nước đối với hàng hóa chế biến nông sản, phát triển thương mại điện tử, triển khai các giải pháp đồng bộ để tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết.
Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Chương trình cơ khí trọng điểm, tập trung một số dự án phục vụ cơ giới hoá nông nghiệp và giảm tổn thất sau thu hoạch như: chế tạo máy gặt đập thu hoạch lúa, mía; chế tạo động cơ diezen công suất lớn (trên 100 mã lực) và các loại máy kéo; các loại máy sấy hiện đại, bảo đảm yêu cầu bảo quản các loại nông sản hàng hóa; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản; xây dựng Đề án phát triển logistics gắn với vùng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí và thời gian vận chuyển, phân phối sản phẩm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 4-2020; xây dựng và đẩy mạnh triển khai các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, trong đó tập trung vào công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp.
Tập trung, ưu tiên đầu tư ứng dụng tiến độ khoa học - công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung, ưu tiên đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản đối với các ngành hàng nông sản; triển khai thực hiện hiệu quả cao các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã nâng cấp công nghệ chế biến, bảo quản nông sản; trong đó ưu tiên đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện Chương trình đầu tư công hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP; cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển triển khai đề án phát triển 3 ngành chế biến rau củ quả, thủy, hải sản, gỗ và sản phẩm từ gỗ sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Đầu tư công và phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.
Bộ Tài chính cần cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp triển khai đề án phát triển 3 ngành chế biến rau củ quả, thủy hải sản, gỗ và sản phẩm từ gỗ sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về đất đai nhằm phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong nông nghiệp; mở rộng hạn mức chuyển nhượng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; thiết lập các cơ chế thuận lợi để hộ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp tiếp cận đất đai hình thành các vùng sản xuất, chế biến tập trung.
Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ các dự án đầu tư phát triển chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp, theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP; tăng cường kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là các dự án đầu tư vào chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng giao tại các văn bản có liên quan đến hoạt động của công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp; xây dựng các Chương trình, đề án trọng điểm phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp và thúc đẩy công nghiệp chế biến phù hợp với đặc điểm, thế mạnh của từng địa phương; ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm đặc sản của địa phương; ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phù hợp với chức năng nhiệm vụ và nguồn lực của địa phương; ưu tiên, bảo đảm bố trí nguồn kinh phí thực hiện.
Ý kiến phản hồi
Tin liên quan
- HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM CUA ĐỒNG TRONG RUỘNG LÚA
- Năm 2015, huyện Tiên Lãng phấn đấu sản lượng thủy sản đạt 16.300 tấn
- Công văn số 62/KNKN-KTNN ngày 6/8/2015 về việc Hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa mưa bão
- Công văn số 71/KNKN-KTNN ngày 8/9/2015 về việc tập trung chỉ đạo phòng trừ sâu đục thân 2 chấm lứa 5 bảo vệ lúa mùa năm 2015
- CHUYẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC CỦA BỘ NÔNG LÂM NGHIỆP LÀO TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- Công văn số 80/KNKN-KTNN ngày 29/9/2015 về việc tập trung hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại cuối vụ bảo vệ lúa Mùa 2015
- Công văn số 46/KNKN-KTNN ngày 18/5/2016 về việc quyết liệt tổ chức phòng trừ rầy nâu bảo vệ lúa Xuân năm 2016
- Trung tâm Khuyến nông với công tác đào tạo nghề nông nghiệp cao lao động nông thôn
Tin xem nhiều
- TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ HẢI PHÒNG BÀN GIAO MÁY RADAR HÀNG HẢI CHO NGƯ DÂN
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau sạch trong hộp xốp đặt trên sân thượng nhà ở
- THAM QUAN NGHIỆM THU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN MÔ HÌNH NUÔI GHÉP CÁ TRẮM CỎ VÀ CÁ CHÉP LAI BẰNG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP
- Kỹ thuật ngâm ủ rau giá đỗ tại gia đình
- Hải Phòng triển khai tập huấn bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật cho nông, ngư dân
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư
- Kinh nghiệm bách khoa dân gian xem thời tiết, mùa màng trong năm
- Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan
- KHAI GIẢNG LỚP TẬP HUẤN “BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG”
- Khai giảng lớp tập huấn TOT " Bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và kỹ thuật sản xuất, tổ chức, chế biến, tiêu thụ lúa chất lượng cao"
Tin mới
- Công văn số 253/KN-KTNN ngày 31 tháng 12 năm 2020 về việc tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi
- Trung tâm Khuyến nông nghiệm thu các hạng mục chương trình chính sách 3 nghị quyết 13
- Hiệu quả mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ Biofloc gắn tiêu thụ sản phẩm năm 2020
- Ngày hội hiến máu tình nguyện của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố
- Công văn số 237/KN-TS ngày 18 tháng 12 năm 2020 về việc hướng dẫn kỹ thuật phòng chống rét, chăm sóc thủy sản qua đông
- Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng chia sẻ động viên hỗ trợ cán bộ Khuyến nông có hoàn cảnh khó khăn
- Sử dụng máy bay không người lái trong phòng trừ sâu bệnh trên lúa
- Công văn số 232/KN-KTNN ngày 15 tháng 12 năm 2020 về việc tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng phòng chống rét bảo vệ đàn vật nuôi
- Tiên lãng: đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ Khuyến nông viên 6 tháng cuối năm 2020 tại cơ sở
- Nghiệm thu đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ khuyến nông viên 6 tháng cuối năm 2020 tại cơ sở