Danh mục
Liên kết website
Thời tiết - Tỉ Giá
Lượt truy cập
Đang online: | 1 |
Hôm nay: | 237 |
Tháng này: | 15059 |
Lượt truy cập: | 655123 |
Hiệu quả mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ Biofloc gắn tiêu thụ sản phẩm năm 2020
Tiếp tục thực hiện chương trình Khuyến nông trung ương giai đoạn 2019-2021, năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã chủ trì thực hiện dự án:“Xây dựng mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ Biofloc gắn tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh phía Bắc”. Dự án được triển khai trên địa bàn bốn tỉnh, thành phố Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Ninh và Thái Bình với tổng diện tích 6,0495 ha trong đó giai đoạn 1 là 5. 995m2, giai đoạn 2 là 5,45 ha. Trong đó Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng trực tiếp thực hiện tại Hải Phòng và Thanh Hóa. Đến thời điểm hiện tại các hộ đã thu hoạch, kết quả đạt được nhiều chỉ tiêu vượt so với yêu cầu.
Mô hình triển khai trên địa bàn thành phố Hải Phòng với quy mô 1,65 ha (giai đoạn 1 là 0,165 ha, giai đoạn 2 là 1,5 ha) tại Xã Trấn Dương - huyện Vĩnh Bảo (0,9 ha; 03 hộ), Phường Tân Thành - quận Dương Kinh (0,6 ha, 2 hộ) - Đây là 2 điểm nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương. Các hộ tham gia mô hình đều có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của mô hình như: tách biệt khu dân cư, có hệ thống cấp nước không bị ô nhiễm đảm bảo tiêu chuẩn cho nuôi trồng thủy sản,hệ thống ao/bể ương có mái che; hệ thống quạt nước, sục khí, …Các hộ dân đều cam kết đầu tư vốn đối ứng cho mô hình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật 50% con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học,...) Tự nguyện tham gia dự án và cam kết tuân thủ quy trình kỹ thuật, các hướng dẫn, các quy định của dự án.
Cũng như các mô hình trình diễn khác, tham gia mô hình các chủ mô hình được tập huấn kỹ thuật trước khi thả giống; các hộ dân trong vùng cũng như các địa phương khác có nhu cầu học tập làm theo quy trình nuôi hai giai đoạn bằng công nghệ biofloc được tham gia các lớp đào tạo ngoài mô hình để từ đó có thể áp dụng vào sản xuất của gia đình mình. Thông qua các lớp tập huấn các hộ dân đã nắm được quy trình nuôi thâm canh tôm hai giai đoạn bằng công nghệ biofloc, hiểu được cách duy trì vận hành hệ thống biofloc trong ao.
Hướng dẫn thực hành đo mật độ biofloc,
kiểm tra tôm nuôi tại lớp tập huấn
Về kinh phí hỗ trợ thực hiện mô hình, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng để tìm đơn vị cung cấp con giống, thức ăn uy tín, có chất lượng để hỗ trợ cho các hộ dân. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học theo định mức; các hộ dân đối ứng 50% số lượng con giống, thức ăn, chế phẩm còn lại. Riêng đối với con giống, các hộ dân nộp tiền đối ứng cho Trung tâm để tiến hành mua giống tập trung theo quy định. Việc hỗ trợ vật tư được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng số lượng.
Bàn giao con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học hỗ trợ mô hình
Kiểm tra mô hình tại Tân Thành Dương Kinh
Sau 3 tháng triển khai mô hình, các hộ dân đã áp dụng các quy trình kỹ thuật do cán bộ Trung tâm hướng dẫn. Từ khâu cải tạo ao, gây tạo biofloc, theo dõi chất lượng môi trường ao, các bước chuyển tôm từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 đạt tỉ lệ sống cao. Các hộ đã tiến hành ương giai đoạn 1 trong vòng 22 - 23 ngày, tỉ lệ sống đạt 90 - 91%, tôm đạt cỡ 700 - 1000con/kg. Sau hơn 3 tháng nuôi kết quả thu được:Tỉ lệ sống đạt trung bình: 75,7%, Kích cỡ thu hoạch: 18 – 20g/con (yêu cầu ≥ 15g), Sản lượng: 29.790 kg; Năng suất: 19,86 tấn/ha (yêu cầu 18 tấn/ha); Hệ số thức ăn: 1,07. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đều đạt và vượt so với yêu cầu đề ra. Sau khi trừ chi phí mô hình thu lợi nhuận: 1.316.550.000 đồng/1,5 ha. Như vậy bình quân lãi: 877.700.000 đồng/1 ha; cao hơn gấp 1,5-1,7 lần so với mô hình nuôi thông thường. Đối với mô hình nuôi thâm canh thông thường cũng có thể đạt năng suất như vậy nhưng việc kiểm soát chất lượng môi trường nước nhất là cuối vụ biến động lớn, tốn chi phí hóa chất, chế phẩm sinh học, thức ăn. Từ đó làm tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh tế đưa lại.
Bên cạnh hiệu quả kinh tế dự án đưa lại cho bà con nông dân thì tác động về xã hội, môi trường, liên kết tiêu thụ là rất lớn. Việc triển khai dự án đã nâng cao nhận thức của người nuôi về phương pháp nuôi ứng dụng công nghệ Biofloc từ đó cộng đồng xung quanh học tập và áp dụng theo. So với các mô hình khác thì nuôi tôm chân trắng hai giai đoạn thời gian nuôi ngắn hơn so với các mô hình khác, 01 năm có thể nuôi được 03-04 vụ, dễ quản lý với diện tích nhỏ, thêm vào đó nuôi theo công nghệ vi sinh người nuôi còn kiểm soát được nguồn gốc, sử dụng chế phẩm theo hướng dẫn, hạn chế tác động đến môi trường, chống lây nhiễm dịch bệnh, giảm hệ số thức ăn. Dự án đã tạo môi trường làm việc an toàn, không độc hại cho người lao động, tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng cung cấp cho thị trường.
Dự án có sự liên kết tiêu thụ sản phẩm, tạo tâm lý yên tâm cho người sản xuất, tránh tình trạng tư thương ép giá; nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người nuôi. Mở thêm hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản cho người dân.Trung tâm khuyến nông Hải Phòng đã đưa chỉ tiêu cam kết tiêu thụ sản phẩm cho các hộ tham gia dự án là một điều kiện bắt buộc đối với đơn vị cung cấp con giống, vật tư. Như vậy đơn vị cung cấp phải thực sự có năng lực mới đáp ứng được yêu cầu. Doanh nghiệp vừa cung cấp vật tư đầu vào để mở rộng thị trường, vừa giúp người nuôi tiêu thụ sản phẩm với giá cả phù hợp theo thị trường. Như vậy, cả hai bên đều có những lợi ích thiết thực. Kết quả thực tế cho thấy tại các điểm đã thu hoạch, đơn vị tiêu thụ sản phẩm là Công ty TNHH Khoa Thành đã thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng.
Ngày 01 - 02/10/2020, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã tổ chức hội thảo sơ kết dự án nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ Biofloc gắn tiêu thụ sản phẩm tại Quảng Ninh. Tham gia Hội thảo có đại diện lãnh đạo các Chi cục Thủy sản Quảng Ninh; lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng và các tỉnh tham gia dự án Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Ninh. Lãnh đạo Phòng Kinh tế, lãnh đạo các xã triển khai dự án cùng 100 hộ ngư dân tiêu biểu về nuôi trồng thủy sản.
Tại cuộc Hội thảo, các đại biểu đã được nghe báo cáo kết quả của các mô hình triển khai. Báo cáo tham luận về thực trạng định hướng phát triển ngành tôm Thanh Hóa; Giải pháp phát triển ngành tôm Quảng Ninh; Ứng dụng khoa học công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao tại Thái Bình ...Thông qua hội thảo các hộ dân được trao đổi, thảo luận cùng các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp về các chủ trương chính sách và giải pháp khoa học công nghệ trong phát triển nuôi tôm.
Đ/c Nguyễn Khắc Dũng - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh
phát biểu khai mạc Hội thảo
Ban chủ tọa giải đáp câu hỏi của đại biểu
Năm 2020 là một năm rất khó khăn đối với nghề nuôi tôm chân trắng, điều kiện thời tiết không thuận lợi, các loại mầm bệnh càng biến hóa phức tạp đặc biệt là các loại virut nguy cơ rủi ro rất lớn trong khi đó thức ăn, con giống và một số chi phí khác tăng cao. Dịch Covid 19 làm giá bán tôm thương phẩm giảm 30 – 50 nghìn/1 kg. Chính vì vậy, hệ thống ao nuôi hai giai đoạn bằng công nghệ biofloc càng phát huy vai trò hạn chế được dịch bệnh kết hợp liên kết tiêu thụ sản phẩm mới đem lại hiệu quả cho người nuôi.
Nguyễn Thị Tài - Phòng Chuyển giao KTTS
Ý kiến phản hồi
Tin liên quan
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư
- Một số hoạt động kỉ niệm 83 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM
- Hội nghị ký kết giao ước thi đua cụm các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng
- Tình hình dịch hại trên lúa tính đến ngày 17/4/2014
- Khuyến nông Hải Phòng với phát triển chăn nuôi bền vững theo chuỗi thực phẩm an toàn
- Hội nghị triển khai chương trình thủy sản năm 2014
- Hội nghị giao ban câu lạc bộ (CLB) Khuyến nông đô thị tại Bắc Ninh
- Kiểm tra tình hình phòng trừ sâu bệnh vụ lúa Xuân năm 2014
- Khai giảng chương trình tập huấn kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng sửa chữa máy nông nghiệp KUBOTA
- Khai giảng lớp tập huấn " Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP"
Tin xem nhiều
- TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ HẢI PHÒNG BÀN GIAO MÁY RADAR HÀNG HẢI CHO NGƯ DÂN
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau sạch trong hộp xốp đặt trên sân thượng nhà ở
- THAM QUAN NGHIỆM THU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN MÔ HÌNH NUÔI GHÉP CÁ TRẮM CỎ VÀ CÁ CHÉP LAI BẰNG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP
- Kỹ thuật ngâm ủ rau giá đỗ tại gia đình
- Hải Phòng triển khai tập huấn bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật cho nông, ngư dân
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư
- Kinh nghiệm bách khoa dân gian xem thời tiết, mùa màng trong năm
- Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan
- KHAI GIẢNG LỚP TẬP HUẤN “BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG”
- Khai giảng lớp tập huấn TOT " Bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và kỹ thuật sản xuất, tổ chức, chế biến, tiêu thụ lúa chất lượng cao"
Tin mới
- Năm 2021, phấn đấu đạt giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 15.498 tỷ đồng
- Công văn số 253/KN-KTNN ngày 31 tháng 12 năm 2020 về việc tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi
- Trung tâm Khuyến nông nghiệm thu các hạng mục chương trình chính sách 3 nghị quyết 13
- Hiệu quả mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ Biofloc gắn tiêu thụ sản phẩm năm 2020
- Ngày hội hiến máu tình nguyện của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố
- Công văn số 237/KN-TS ngày 18 tháng 12 năm 2020 về việc hướng dẫn kỹ thuật phòng chống rét, chăm sóc thủy sản qua đông
- Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng chia sẻ động viên hỗ trợ cán bộ Khuyến nông có hoàn cảnh khó khăn
- Sử dụng máy bay không người lái trong phòng trừ sâu bệnh trên lúa
- Công văn số 232/KN-KTNN ngày 15 tháng 12 năm 2020 về việc tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng phòng chống rét bảo vệ đàn vật nuôi
- Tiên lãng: đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ Khuyến nông viên 6 tháng cuối năm 2020 tại cơ sở