Danh mục
Liên kết website
- Ống gió tại Thái Nguyên
- cửa gió tại Hải Dương
- Ống gió tại Quảng Ninh
- Ống gió tại Hà Nội
- ống gió tại Đà Nẵng
- Mành rèm Hải Phòng
- Máy văn phòng Hải Phòng
- Cho thuê máy photocopy tại Hải Phòng
- Bán máy photocopy tại Hải Phòng
- Bán máy photocopy tại Hải Dương
- Bán máy photocopy tại Quảng Ninh
- Bộ Nông nghiệp &PTNT
- Trung tâm Khuyến nông Nghệ An
- Trung tâm Khuyến nông Phú Yên
- Sở NN&PTNT Hải Phòng
- Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia
- Trung tâm KN TP. HCM
- Trung tâm Khuyến nông Hà Nội
Thời tiết - Tỉ Giá
Xử lý hình sự vi phạm quy định về an toàn thực phẩm: Tăng tính răn đe, phòng ngừa tội phạm
(HTĐT) Phiên tòa xét xử hành vi ngâm rau củ vào hóa chất của TAND quận Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 1-11 vừa qua được dư luận đặc biệt quan tâm khi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (ATTP) bị xử lý hình sự. Tại Hải Phòng, nhiều vụ việc vi phạm ATTP bị phát hiện, gây dư luận bức xúc, song đến nay, chưa có vụ việc nào bị xử lý hình sự. Phóng viên Báo Hải Phòng có cuộc trao đổi với đồng chí Phó chánh án TAND thành phố Trịnh Khắc Thịnh chung quanh vấn đề này.
Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố kiểm tra An toàn
thực phẩm tại một cơ sở giết mổ trên địa bàn quận Kiến An
- Đề nghị đồng chí cho biết, pháp luật quy định xử lý hình sự các vi phạm về ATTP như thế nào?
- Các vi phạm quy định về ATTP hiện đang là vấn đề bức xúc dư luận, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội. Bộ luật Hình sự hiện hành quy định cụ thể việc xử lý hình sự các vi phạm này. Theo đó, 5 nhóm hành vi vi phạm về ATTP bị xử lý về hình sự gồm: Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm (gọi chung là các chất) mà biết rõ là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm; sử dụng các chất mà biết rõ là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để sản xuất thực phẩm; sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm chế biến từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy; nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là có sử dụng các chất cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng; nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là có sử dụng các chất chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Khung hình phạt đối với hành vi phạm tội này là phạt tù từ 1 năm tới 20 năm chia thành 4 mức; bổ sung thêm hình phạt tiền là hình phạt chính, mức phạt 50 triệu đồng - 500 triệu đồng. Người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
- Những quy định pháp luật hình sự hiện hành có điểm gì mới?
- Điều 317 Bộ luật Hình sự đang thi hành cụ thể hóa các nhóm hành vi vi phạm quy định về ATTP có thể bị xử lý hình sự. Đó là các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm chứa chất cấm hoặc sử dụng chất cấm để sản xuất, chế biến thực phẩm có giá trị từ 10 triệu đồng tới 1 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính từ 5 triệu đồng tới 500 triệu đồng trở lên; gây ảnh hưởng sức khỏe từ 5 người trở lên hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên. Bên cạnh đó, mức phạt tù cao nhất đối với các vi phạm quy định về ATTP cũng được nâng lên 20 năm tù (tăng 5 năm so với trước), nâng mức phạt tiền cao nhất lên đến 500 triệu đồng, gấp 10 lần so với trước. Không chỉ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng hình phạt dễ dàng, thống nhất, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, những quy định mới này cũng thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong xử lý nghiêm những vi phạm về ATTP để tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh cho người dân.
- Đồng chí cho biết vì sao đến nay số vụ việc vi phạm quy định về ATTP bị xử lý hình sự còn rất ít?
- Hiện, số vụ vi phạm quy định về ATTP bị xử lý hình sự rất ít so với vi phạm thực tế. Tại Hải Phòng, hiện chưa có vụ việc nào vi phạm quy định về ATTP bị xử lý hình sự. Có nhiều nguyên nhân khiến việc xử lý hình sự các vi phạm quy định về ATTP gặp khó khăn. Việc xác định hậu quả là điều kiện cần để xử lý hình sự. Tuy nhiên, hậu quả của các hành vi vi phạm ATTP thường không đến ngay lập tức sau khi người tiêu dùng sử dụng thực phẩm chứa chất cấm. Việc xác định rõ những thiệt hại về sức khỏe của người tiêu dùng do loại thực phẩm nào gây ra cũng rất khó vì nguồn thực phẩm một người sử dụng trong ngày rất đa dạng. Việc giám định chất cấm gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng rất phức tạp và tốn kém. Công tác quản lý thị trường các loại chất phụ gia thực phẩm hiện còn lỏng lẻo, các chất cấm được mua bán dễ dàng khiến nhiều người không nhận thức rõ việc sử dụng các loại chất cấm đó là vi phạm pháp luật. Một khó khăn nữa là, giá trị thực của các loại thực phẩm sử dụng chất cấm thường thấp nên khi tính toán, xác định đều khó đạt tới mức bị xử lý hình sự (từ 10 triệu đồng trở lên theo quy định của luật).
Tại phiên tòa diễn ra ngày 1-11 vừa qua, TAND quận Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) tuyên phạt Bùi Văn Sáng (sinh năm 1983, tại Tiền Giang) mức án 1 năm 6 tháng tù về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm do hành vi chỉ đạo các công nhân dùng chất cấm ngâm 7-8 tấn củ cải, cà rốt mỗi ngày để bán ra thị trường. Trước đó, ngày 28-12-2018, TAND tỉnh Đắk Nông tuyên phạt tù 5 bị cáo có hành vi trộn bột pin, tạp chất, hạt tiêu vào cà phê để kinh doanh kiếm lời với mức án từ 7 đến 8 năm tù/bị cáo.
- Vậy, cần có sự điều chỉnh quy định pháp luật như thế nào cho phù hợp với thực tế?
- Hiện, hầu hết những người vi phạm quy định về ATTP khi được hỏi đều cho rằng không nhận thức được việc làm của mình là vi phạm pháp luật. Mặt khác, việc đánh giá ý thức chủ quan của người thực hiện tương đối khó khăn. Vì vậy, nên bỏ cụm từ “mà biết” trong điều 317 Bộ luật Hình sự để buộc những người sử dụng hóa chất, chất phụ gia, thuốc… trong sản xuất, chế biến thực phẩm phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Bên cạnh đó, cần nâng mức xử phạt tiền tương xứng với khoản lợi nhuận thu được từ những vi phạm về ATTP để bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa tội phạm.
Ý kiến phản hồi
Tin liên quan
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư
- Một số hoạt động kỉ niệm 83 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM
- Hội nghị ký kết giao ước thi đua cụm các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng
- Tình hình dịch hại trên lúa tính đến ngày 17/4/2014
- Khuyến nông Hải Phòng với phát triển chăn nuôi bền vững theo chuỗi thực phẩm an toàn
- Hội nghị triển khai chương trình thủy sản năm 2014
- Hội nghị giao ban câu lạc bộ (CLB) Khuyến nông đô thị tại Bắc Ninh
- Kiểm tra tình hình phòng trừ sâu bệnh vụ lúa Xuân năm 2014
- Khai giảng chương trình tập huấn kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng sửa chữa máy nông nghiệp KUBOTA
- Khai giảng lớp tập huấn " Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP"
Tin xem nhiều
- TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ HẢI PHÒNG BÀN GIAO MÁY RADAR HÀNG HẢI CHO NGƯ DÂN
- Kỹ thuật ngâm ủ rau giá đỗ tại gia đình
- Khai giảng lớp tập huấn TOT " Bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và kỹ thuật sản xuất, tổ chức, chế biến, tiêu thụ lúa chất lượng cao"
- Hải Phòng triển khai tập huấn bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật cho nông, ngư dân
- Kinh nghiệm bách khoa dân gian xem thời tiết, mùa màng trong năm
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau sạch trong hộp xốp đặt trên sân thượng nhà ở
- Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan
- Phòng, chống, ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn thành phố
- Bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư
- KHAI GIẢNG LỚP TẬP HUẤN “BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG”
Tin mới
- Phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019 - 2020
- Xử lý hình sự vi phạm quy định về an toàn thực phẩm: Tăng tính răn đe, phòng ngừa tội phạm
- Khai mạc diễn tập bảo đảm khu vực phòng thủ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2019
- Tuyên truyền, vận động nhân dân trong thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu
- Nông dân Hải Phòng thu "lộc trời"
- Xây dựng kế hoạch triển khai 127 vùng sản xuất rau, quả tập trung
- Hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
- Điều hành linh hoạt với sự thay đổi nguồn vốn đầu tư công
- Áp dụng bộ tiêu chuẩn thúc đẩy phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
- Tạo nguồn vốn giúp phụ nữ nông thôn khởi nghiệp